This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Monday, October 31, 2016

KỲ 9: AUSTRAILIA ĐI BỤI- NEWCASTLE Nơi cảm hứng thăng hoa

Newcastel nơi cảm hứng thăng hoa
Cách Sydney 162km về phía đông bắc, Newcastle là vùng đô thị đông đúc thứ hai ở New South Wales và là thành phố phát triển nhất của vùng Hunter. Nơi đây là lựa chọn hoàn hảo cho những người muốn thưởng thức các hoạt động nghệ thuật, giải trí: từ Liên hoan nhạc jazz Newscastle đến các sự kiện nghệ thuật và truyền thông mới This Is Not Art, Lễ hội âm thanh Electrofringe, Liên hoan các cây viết trẻ quốc gia (National Young Writers’ Festival). Nền văn hóa nhạc trẻ đầy năng động khiến Newcastle trở thành trung tâm của những nguồn cảm hứng.
Kết quả hình ảnh cho newcastle nsw
Toàn cảnh thành phố
Newcastle còn được gọi là “Thành phố Thép” vì nơi đây có nhà máy sản xuất thép của tập đoàn BHP, nhưng nó thực sự vẫn là một thành phố sôi động và rất đáng sống với những quán café và nền ẩm thực đỉnh cao tinh tế. Ba bãi biển xinh đẹp, từ Nobbys ở phía bắc đến Merewether ở phía nam, được liên kết với nhau bằng một  đường đi bộ ba giờ đồng hồ mang tên Bathers Way. Dù bạn dự định ở lại một ngày hay một tháng, Newcastle vẫn luôn tràn đầy cảm hứng để bạn thỏa sức khám phá.

Nơi để đi

Newcastle có khí hậu cận nhiệt đới/đại dương, mùa hè ấm áp còn mùa đông không quá khắc nghiệt. Cuối mùa thu và đầu mùa đông thường có mưa nhiều. Đây thực sự là điểm đến phù hợp quanh năm nếu bạn mang theo một ít áo đề phòng. Ở “Newie” có nhiều điều cuốn hút nên bạn sẽ chẳng thấy lúc nào buồn chân buồn tay. Nếu là người có tâm hồn ăn uống, bạn sẽ bất chấp thời tiết và đến thẳng vùng đông Newcastle. Khách sạn Great Northern đã được tân trang, quán café Sprocket, nhà hàng East End Enetoca, Bacchus… ở vùng này rất đáng để bạn ghé thăm. Bạn có thể tham khảo một trang web đặc biệt hoàn toàn không có quảng cáo được tạo bởi những người bản địa để lên kế hoạch trước chuyến đi: hunterhunter.com.au.
 Khu chợ sáng tạo
Chợ phiên Hunt & Gather diễn ra vào ngày thứ bảy của tuần thứ ba hàng tháng tại Công viên Pacific ở Đông Newcastle. Được sáng lập bởi hai chị em Gemma và Karla, phiên chợ này được coi là thiên đường của các sản phẩm thiết kế và thời trang, nơi các nghệ sĩ, nhà soạn nhạc và những người sáng tạo bán quần áo, phụ kiện, đồ da, trang sức và nhiều sản phẩm khác.
Kết quả hình ảnh cho hunt and gather markets

Bữa tối bí mật

Epicurean” là một nhóm thực khách “bí mật”. Họ gồm những người sành ăn, chỉ dùng bữa tại những địa điểm của một đầu bếp địa phương mà họ yêu thích. Các địa điểm ăn tối vẫn được giữ kín cho đến khi “White Rabbit” tiết lộ.
Kết quả hình ảnh cho “Epicurean”

Ngắm cá khổng lồ

Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 11 mỗi năm, bờ biển Newcastle lại nhộn nhịp với hàng ngàn chú cá voi lưng gù. Đây là quãng thời gian chúng đi di cư từ vùng biển gần nam cực lạnh giá đến Vịnh Herbey, Queensland ấm áp hơn. Ước tính có tới 20.000 chú cá voi lưng gù thực hiện hành trình dọc theo bờ biển xinh đẹp này. Nơi quan sát tốt nhất là từ Mũi Birubi, vách đá Bar Beach, Công viên King Edward và bãi biển Redhead.Kết quả hình ảnh cho cá voi khổng lồ úc

Bể bơi lâu đời

Với lịch sử hơn một thế kỷ và phong cách kiến trúc ấn tượng, bể bơi Newcastle Ocean Baths nằm ngay bên bờ biển là công trình vô cùng độc đáo, một điểm đến không thể bỏ qua. Khu tổ hợp bể bơi nước mặn này không chỉ là nơi tuyệt vời để bơi mà còn là phông studio ngoài trời rất đẹp cho các nhiếp ảnh gia.Kết quả hình ảnh cho Newcastle Ocean Baths

Cho người yêu tiếng Pháp

Dưới sự hợp tác của Alliance Française de Newcastle và Hiệp hội phim Newcastle, trung tâm chiếu phim Tower Cinemas chiếu những bộ phim Pháp chưa từng được chiếu tại Úc vào một ngày thứ 6 của mỗi tháng, trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 10. Trước giờ công chiếu, bạn nên đến sớm một chút để dạo quanh khu chợ phong cách Pháp nhỏ xinh và thưởng thức các món ăn Pháp tuyệt vời.

Di chuyển

Du khách nên biết rằng tất cả các chuyến xe buýt màu xanh trắng ở trung tâm Newcastle đều miễn phí. Dịch vụ Newcastle Buses & Ferries (tel: 13 15 00) có chuyến xe buýt đêm chạy quanh Newcastle và tới Stockton. Bắt đầu từ 5h15 mỗi ngày, phà Stockton rời bến Queens 30 phút một lần. Để tìm hiểu thông tin về xe buýt và phà, tham khảo trang www.newcastlebuses.info.

Thông tin sân bay

Cách trung tâm thành phố 27kmThời gian di chuyển 25 phútTaxi khoảng A$65Xe buýt nhanh A$40 (một người), A$45 (hai người) từ 7am-7pm (ngoài thời gian này thì có phí riêng). Đặt trước qua Bộ phận thông tin sân bay Newcastle theo số điện thoại +61 (2) 4928 9822. Có xe Port Stephens Coach hàng giờ. Giá vé một chiều A$4,60 (người lớn), A$2,30 (trẻ em từ 5-15 tuổi); hành trình kéo dài khoảng 40 phút.


 (Cavicu ST-TH)

Sunday, October 30, 2016

KỲ 8: AUSTRAILIA ĐI BỤI-NAN TIÊN NGÔI CHÙA PHẬT lớn nhất Nam bán cầu

NAN TIÊN NGÔI CHÙA PHẬT GIÁO LỚN NHẤT NAM BÁN CẦU
NAN TIEN TEMPLE - WOLLONGGONG - NSW Chùa Nan Tien (Nan Tien Temple) được gọi là "Nam thiên đàng" là ngôi chùa lớn nhất ở Nam bán cầu, nằm trong khu vực Wollongong ở NSW, Australia. 
Năm 1990, Thị trưởng của Wollongong thảo luận kế hoạch và hỗ trợ ý tưởng xây dựng một ngôi đền Phật giáo về việc phê duyệt và hỗ trợ của tất cả các thành viên Hội đồng thành phố. Sau đó với diện tích đất 26 mẫu Anh đã được hiến tặng để xây dựng ngôi đền. Lễ động thổ đã diễn ra vào ngày 28 Tháng 11 1991 và dự án bắt đầu vào năm 1992. Dự án này đã lập kế hoạch 5 năm và 2 năm xây dựng. Ngôi chùa này tập trung vào việc trao đổi các nền văn hóa Đông và phương Tây, những trao đổi của các truyền thống và hiện đại; và cũng là thích ứng với các cộng đồng địa phương. Chưa kể, việc nuôi dưỡng và giáo dục của các tín đồ và công chúng nói chung. Trong mười năm qua, Nan Tien Temple đã trở thành một trong những địa điểm ưa thích của nhóm nghiên cứu tôn giáo, trường học và đi chơi dã ngoại nhóm cộng đồng. Nan Tien Temple cung cấp các sự kiện thường xuyên, chẳng hạn như khóa tu thiền, du ngoạn, nghệ thuật và các lớp học nghề v.v... 
Lối lên bảo tháp
Nan Tien Temple không chỉ là một nơi thu hút Phật tử ở Sydney nhưng cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch quốc tế nổi tiếng nhất. Nó thu hút hàng trăm ngàn du khách từ khắp nơi trên thế giới quanh năm. Ngoài ra, nó đóng một vai trò quan trọng của truyền bá Phật Pháp và thúc đẩy giao lưu và hài hòa của các nền văn hóa Đông và phương Tây cũng như tất cả các tôn giáo.
Bờ hồ trong chùa
Cảnh chùa
Một lối đi 
Tiền sảnh chùa
Một hồ nước phía sau
Tượng phật di lặc
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đọc thêm về Phật giáo Châu Úc:
Trong vòng mười năm qua, số Phật tử Úc châu gia tăng gần gấp đôi. Nguyên do là những người di dân Á châu từ xa đến định cư, sự nhiệt tâm và sùng đạo của họ chẳng những đã đem đến sinh khí cho phần đất này mà hơn thế nữa đã lan rộng vào lòng người Úc châu gốc Tây phương.
Trong một đường phố thật ngăn nắp của thành phố Sydney, nếu không có một làn khói mỏng thoảng đưa một mùi hương thơm vừa dịu lại vừa cay như mùi cỏ cháy nơi hoang dã, thì có lẽ không có ai ngờ được là có một ngôi chùa nơi đây. Chẳng những ngôi chùa thu mình sau một bức tường, mà bức tường cũng chẳng có một dấu hiệu gì đặc biệt, nếu người đi đường không nhón chân để cố tình nhìn vào thì không thể nào thấy được ngôi chùa bên trong. Ngôi chùa Sze Yup, có hai cánh cửa màu đỏ, màu đỏ của hoa mào gà, quyện chặt với mùi thơm của khói hương, đã được những người di dân Trung Quốc xây dựng từ hơn một thế kỷ nay trên một mảnh đất trồng rau. Từ lúc thành lập, ngôi chùa vẫn sinh hoạt đều cho đến nay. Kín đáo nhưng sinh động và phồn thịnh, giống như  tính tò mò nhất thời nữa là hình ảnh chung của Phật giáo Úc châu.
Vào năm 2001, Phật giáo đã chính thức trở thành tôn giáo đứng hạng nhì ở Úc sau Thiên Chúa giáo, với 358.000 Phật tử, tức 2% dân số. Số người Phật giáo gia tăng 80% so với lần kiểm kê năm 1996, thật là một sự gia tăng chớp nhoáng và do đó đã biến Úc thành một nước Tây phương có số Phật tử gia tăng nhanh nhất. Các viên chức thuộc Văn phòng thống kê Úc châu, ngay từ năm 2001 đã phải thêm một ô mới là “Phật giáo” trong tờ kiểm kê dân số. Các tôn giáo thuộc  Cơ Đốc giáo  trong khi đó lại thu hẹp, trở nên già nua và không còn nhìn Phật giáo như là một thứ tôn giáo có tính cách ngoại lai và mang đặc tính tò mò nhất thời nữa.
Lý cho chính là các phong trào di dân Á châu đã làm cho làn sóng Phật giáo dâng cao. Một vài thương gia người Trung Quốc ở Sydney, một số người Nhật mò ngọc trai định cư ở Broom trên bờ biển phía Tây, một số người Sri Lanka dẵn mía định cư từ cuối thế kỷ XIX trong vùng Queensland: chính những người này đã cùng nhau dựng lên ngôi chùa Phật đầu tiên; ngôi chùa này tọa lạc ở một nơi thật xa xôi tận miền Bắc, trên hòn đảo Thursday, trong một eo biển nơi mà mỏm đất của quần đảo Nam Dương gần đụng vào lục địa ÚC châu. Những người Phật giáo Hindou từ các đảo Java và Sumatra sử dụng thuyền đánh cá của người Nam Dương và mượn con đường biển này để đến Úc châu.
Nhà nhân chủng học người Úc là Adolphus Elkin nghiên cứu trong suốt cuộc đời ông về những bộ lạc bản địa có viết một quyển sách về những chuyện ma thuật, trong đó ông có nói đến việc thiền định và sự tin tưởng của người bản địa về hiện tượng tái sinh, theo ông đây là những dấu tích cho thấy ảnh hưởng của Phật giáo trên phần đất này của Úc châu. Sự tiếp xúc giữa người bản địa nơi miền Bắc Úc châu và những người Á châu từ xa đến đã xảy ra vào thế kỷ XV, có nghĩa là khoảng hai trăm năm trước khi những nhà mạo hiểm Âu châu tiến vào mảnh đất “Terra australis” (tiếng La tinh có nghĩa là: Đất phương nam) mà họ hằng mơ ước. Nhưng những người Phật giáo chính thức đầu tiên đến Úc là những người cu-li Trung Quốc, họ đổ bộ lên đất Úc để chạy theo phong trào đổ xô đi tìm vàng vào năm 1848. Đ61n năm 1925 họ thành lập Tiểu hội Đạo pháp (The Little Cercle of the Dharma) và đặt trụ sở ở Meelbourne, đây là hiệp hội Phật giáo lâu đời nhất trên đất Úc. Các hiệp hội khác tiếp nối nhau ra đời sau đó, hầu hết các hiệp hội sau này đều do những người Úc châu gốc Âu châu đứng ra thành lập, chẳng hạn trong số họ có ông Leo Berkeley, một thương gia ở Sydney; bà Marie Byles, một trong những gương mặt lớn nhất của Phật giáo Úc châu. Hầu hết những người này đã từng sống trong các vùng Á châu và họ đã tiếp xúc với truyền thống Phật giáo. Họ hết sức say mê và quyết tâm tu tập. Trong suốt tiền bán thế kỷ XX, môn đệ của Phật ở Úc châu rất ít ỏi và không ai biết đến họ. Khởi sự từ năm 1950 trở đi, mới thấy hình thành những nhóm tu học Phật pháp, các nhóm này đứng ra mời nhiều nhà sư và sư ni đến Úc. Chồi ghép nở hoa từ đó. Ngoài những người Á châu giữ một vai trò theo chốt đối với  Phật giáo trong giai đoạn đầu, người ta chỉ thấy có vài người Âu châu lẻ loi đứng ra quảng bá giáo lý của Phật. Hoàn cảnh lúc ấy thật bật lợi vì chạm phải chủ trương tập trung mọi nỗ lực để bảo tồn văn hóa của nước Úc. Mãi cho đến năm 1960, lúc ấy Chính phủ Úc mới bị dồn vào thế chống đỡ, phải làm bất cứ gì để duy trì một nước Úc da trắng và theo đạo Ki-tô, và bảo vệ “tiền đồn của giống dân Anh quốc trong vùng biển phía Nam”, đây là lời tuyên bố của Thủ tướng Úc châu John Curten trong thời kỳ Đại chiến Thế giới thứ hai.
Vào đầu thập niên 1970, nhiều người Úc đến thẳng Miến Điện và Thái Lan để tu học  và quy y Phật giáo. Một số quay về Úc để giảng dạy. Cuộc đuổi bắt xuôi ngược nhộn nhịp này diễn ra giữa Á châu và Úc châu, đã góp công vun xới và tăng cường sinh lực cho nền triết học Đông phương tại Úc. Nhiều tu viện mọc lên. Từng đợt người tị nạn tiếp nối nhau, họ là những người Việt Nam, Lào, Campuchia, Tây Tạng, rồi tiếp theo lại có những người di dân Đài Loan, Hồng Kông và Singapore nhập bọn và tạo ra cà một gia điệu đại diện đầy đủ những học phái lớn Phật giáo, điều này lại càng hấp dẫn người Tây phương mạnh mẽ hơn nữa.
Nhờ những đóng góp của người thế tục làm công quả, Phật giáo bước sâu hơn vào đời sống xã hội.
Vào năm 2001, những người Phật giáo “không phải là dân sắc tộc thiểu số”, có nghĩa là dân có nguồn gốc Âu châu, được hiệp hội Nghiên cứu Ki-tô giáo (Chiristian Research Association) ước tính vào khoảng 30.000 người trên đất Úc châu, tức vào khoảng 8% đến 9% dân số. Ông Brian White cho biết như sau: “Ngày nay, tỷ lệ người quy y Phật giáo cao hơn như thế rất nhiều, nhưng họ không nhất thiết phô trương cho mọi người thấy tín ngưỡng của họ”. Ông Brian White là một người Phật giáo và là chủ tịch Hội đồng cố vấn Phật giáo của tiểu bang New South Wales, ông quản lý phần lớn những hội đoàn thuộc tiểu bang này. Ông còn nói thêm rằng: “Không có con số thống kê chính thức nào cả, nhưng số người Phật giáo Úc châu có nguồn gốc Tây phương chắc chắn cũng phải ba hay một phần tư tổng số Phật tử. Người Tây phương càng lúc càng quan tâm nhiều hơn đến triết học và phương pháp tu tập Phật giáo”. Chỉ cần nhìn vào con số gia tăng nhanh chóng của chùa chiền, tu viện, thư viện, các trung tâm giảng huấn, an cư và những người gốc Tây phương lui tới những nơi đó thì cũng đủ hiểu. Có khoảng 230 hiệp hội vào năm 1998, ngày nay con số này đã tăng lên 570, các hội đoàn này được ghi trong niên giám của trang web Bouddhanet.net, một trong những trang Internet đầy đủ nhất và được nhiều người xem nhất. Khoảng 50.000 đến 100.000 mở xem trang web này mỗi ngày. Trụ sở của “Vị Phật điện tử” tọa lạc trên một đỉnh đồi xanh tươi, cách thành phố Sydney 800 cây số về phía Bắc, trong một tu viện mang tên Boddhi Tree (Cây Bồ Đề). Vị giám đốc mới của trang web là nhà sư Bodhicitta, một người Úc còn trẻ, quy y và giảng dạy trong các trường đại học và thường diễn thuyết chung quanh đề tài “Tiến bộ kỹ thuật, Tính cách hiện đại và Đạo pháp”. Nhưng nếu nghĩ rằng Phật giáo Úc châu tách rời khỏi xã hội, chỉ biết tập trung vào thiền định và mạng Internet, là một điều sai lầm. Hàng tăng lữ ở Úc còn đi xa hơn các nước khác nữa, họ hoạt động thật hăng say: nào là diễn thuyết, hội nghị, du học… Nhờ vào sự giúp sức của những người thế tục làm công quả, họ trực tiếp tham dự vào những sinh hoạt của các hội đoàn. Những người Phật giáo thay nhau thuyết giảng, thăm viếng những người đau ốm và những người lâm vào cảnh tù đày. Họ giúp đỡ sinh viên trong các trường đại học, kể cả việc giúp một tay… cho cảnh sát. Năm vừa qua, nhà sư Ban Ruo Shi, người gốc Trung Quốc, là người Phật giáo đầu tiên gia nhập vào số một trăm tuyên úy hợp tác với Sở Cảnh sát của tiểu bang New South Wales, nếu công an cần đến họ. Nhà sư Ban Ruo Shi ăn mặc đồng phục màu xanh dương đại diện cho luật pháp, nhưng huy hiệu trên áo lại có hình bánh xe tượng trưng cho tín ngưỡng của ông. Ông hoạt động bên cạnh cảnh sát trong các công tác bên ngoài và cả trong văn phòng, chỉ dẫn cho các sĩ quan công an về cách thiền định, giúp đỡ tinh thần cho những ai cần đến ông, bất kể họ thuộc tín ngưỡng nào.
Từ các trạm cảnh sát của thành phố Sydney cho đến chốn rừng sâu của đảo Tasmania, từ những sa mạc đỏ của vùng Ayers Rock cho đến những bãi cát dài bất tận trên bờ biển của thị trấn Broome, Phật giáo bùng ra trên khắp miền đất Úc châu. Cho đến cả vùng đất trồng nho ở Bendigo cũng đang xây dựng một tháp xá lợi lớn nhất trong thế giới phương Tây. Các kiến trúc sư và các kỹ sư xây cất dự kiến “sức chịu đựng của tháp là một ngàn năm”, tháp xây rập khuôn với tháp Gyangtse thế kỷ XV ở Tây Tạng. Tháp sẽ thành hình vào năm 2010, cao 50m. Vị giám đốc chương trình xây dựng cho biết: “Đây là dấu hiệu bất khả kháng về sự thiết lập của Phật giáo ở Tây phương”, chính vị giám đốc này cũng là người đứng ra tổ chức chuyến viếng thăm Úc châu lần thứ năm của Đức Đạt Lai Lạt Ma vào tháng Sáu vừa qua, nhân dịp này Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến Bendigo để ban phép lành cho nền móng của tháp đang xây cất, tên tháp là “Vô lượng Từ bi Đại Bảo Tháp”.
Ngoài ngọn tháp đang xây dựng này, Úc châu còn có một ngôi chùa lớn nhất ở Nam bán cầu. Đó là ngôi chùa Nam Thiên, vươn lên sừng sững trong phụ cận của thành phố kỹ nghệ Wollongong. Vào lúc hừng đông, những người trong chùa ra sân luyện Thái cực quyền bằng những điệu múa thật nhẹ nhàng để chào đón mặt trời đang ló dạng. Vườn tược của chùa rộng hơn hai mẫu, cây cỏ được cắt xén cẩn thận. Chùa có 1.000 tượng Phật, mái chùa rộng mênh mông lợp bằng 185.000 miếng ngói màu đỏ cam thật đẹp, tráng men bóng loáng. Chùa Nam Thiên trở thành một nơi du lịch nổi tiếng, lễ khánh thành được tổ chức vào năm 1995, có ba vị bộ trưởng trong chính phủ tham dự.
Tại trung tâm Thiền định Aloka, hành giả chỉ được ăn một bữa cơm mỗi ngày.
Ngày nay, chùa được quý Ni sư người Đài Loan quản lý và hàng nghìn người Úc đến viếng chùa với cả gia đình, họ lưu lại trong một ngày Chủ nhật, hoặc an cư vài ngày hoặc ở lại vài năm để tu học. Chùa giảng dạy về Phật giáo, thiền định, nấu cơm Tàu, viết chữ Hán… kể cả việc kinh doanh. Tổ hợp Nan Tiên được trang bị một khách sạn gồm một trăm giường, nhiều phòng diễn thuyết và hội nghị, và cả nơi tổ chức đám cưới. Người ta cho biết rằng tất cả những tiện nghi này dành cho Phật tử hoặc những người “có lòng tín ngưỡng thật sự” sử dụng. Nữ Tiến sĩ Judith Snodgrass (ghi chú thêm của người dịch: Bà Judith Snodgrass là một Phật tử và cũng là một chuyên gia lỗi lạc về Phật giáo) thuộc Đại học Western Sydney, bà giải thích rằng Phật giáo tìm thấy một đà phát triển lớn lao tại Úc châu, chắc hẳn vì Úc châu không chịu ảnh hưởng nặng nề của Tin Lành như trên đất Mỹ, và cũng không mang gánh nặng lịch sử và truyền thống như ở Âu châu. Xã hội Úc hình thành từ những phong trào di dân đã đứng lên đòi hỏi một nền văn hóa đa nguyên và thu nạp những gì thích nghi không cần phải kiểu cách màu mè gì cả.
Sau hết, hình như cơ duyên đưa đẩy và đem đến cho nền triết học hài hòa với thiên nhiên của Phật giáo một tầm quan trọng lớn lao như hiện nay. Tại Úc từ nhiều năm, hạn hán xảy ra trầm trọng chưa từng thấy trong lịch sử. Những vùng ruộng lúa trở thành sa mạc, những bầy gia súc gầy còm bị đem đi giết; vì thiếu mưa, nhiều ngôi làng sắp biến mất trên bản đồ. Nhà sư Mahinda vừa giễu cợt vừa thốt lên rằng: “Phải cần bao nhiêu lít nước để nuôi một con bò để cho ra một miếng bít – tết?”.
Chính sư là vị trụ trì của Trung tâm Thiền định Aloka, sư quyết định cắt cơm những bữa ăn của những người đến tu học và chỉ cho phép họ được ăn mỗi ngày một bữa. Khía cạnh đạm bạc này của Phật giáo có lẽ không phải là khía cạnh có thể hấp dẫn được người Úc châu, nhưng đã gây ra một tiếng vang về môi sinh. Hầu hết dân chúng đều sống trong những thành phố lớn dọc the oven biển và quay lưng lại với cây cỏ của rừng khô, họ đang phải đối đầu với sự suy thoái của môi sinh. Sư Mahinda bảo rằng: “Họ đang lo sợ thế giới này sẽ sụp đổ. Phật giáo giữ vai trò trấn an họ”.
Chính thức họ là những người Thiên Chúa giáo, nhưng trong tim họ đã trở thành người Phật tử.
Năng hoạt, hướng về kẻ khác và quan tâm đến môi sinh, ấy là đặc tính của người Phật giáo Úc châu, tuy nhiên họ rất kín đáo không gây chú ý cho kẻ khác. Cần phải có những buổi triển lãm ở các viện bảo tàng, hoặc trong những buổi lễ khánh thành một ngôi đại tự chẳng hạn, hay một bài báo cho biết là những người Phật giáo từ đây đã bắt đầu đông hơn những người Thiên Chúa giáo rửa tội, thì người ta mới bất chợt nhận ra trong một thoáng nào đó, có một tôn giáo đang lớn mạnh trong yên lặng. Ông Brian White giải thích như sau: “Những gì ta thấy được hay nghe được về Phật giáo chỉ là phần ló trên mặt nước của một ngọn núi băng trên Bắc cực”. Và nhất là Phật giáo không khuyên người khác phải bỏ đạo để theo đạo khác, cho nên người Úc châu thường tuyên bố họ theo cả hai “nhà thờ” một lượt. Do đó đã sinh ra một loại tín đồ mới gọi là Thiên – Chúa – Phật – giáo hay Do – Thái – Phật – giáo. Chẳng hạn như trường hợp Ni sư Robina Curtin. Người phụ nữ này đã 62 tuổi, lớn lên trong một gia đình Thiên Chúa giáo đầy hung bạo, gồm bảy người con. Ngày còn rất trẻ, bà đã muốn noi theo gương của Bà Thánh Thérèse de Lisieux để đi tu. Nhưng khi lớn lên, bà lại trở thành một thành viên hoạt động cho một nhóm cực tả bênh vực nữ quyền và đồng tính luyến ái. Sau đó bà lại học võ thuật, rồi trở thành Ni sư và… hộ vệ viên cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngày nay, bà đang điều khiển một dự án Nhà tù Giải phóng (Liberation Prison Project), một hiệp hội giúp đỡ tù nhân, do chính bà đứng ra thành lập, hiệp hội phân phát sách vở, trao đổi thư từ với tù nhân, thăm viếng hàng nghìn người bị giam giữ trong hàng trăm trại giam ở Hoa Kỳ, Úc châu, Phi châu, Thái Lan… không phải để huấn dụ họ theo về với Phật giáo nhưng chỉ để giúp họ tìm lại chính con đường của họ. Ni sư Robina Courtin nói với mọi người rằng càng đi sâu vào Phật giáo bà lại càng đánh giá cao hơn nền giáo dục nguyên thủy mà bà đã được hưởng. Trường hợp của bà Elisabeth cũng thế, bà thường dẫn đứa con gái nhỏ của bà đến chơi đùa với đàn mèo trong sân chùa Sze Yup. Bà nói rằng: “Tôi vẫn giữ lề lối của một người Thiên Chúa giáo để tránh gây chấn động cho cha mẹ tôi, nhưng trong tim, tôi là một Phật tử… Trong lần kiểm kê dân số vừa qua, tôi không gạch chéo vào một ô nào cả. Chính phủ không cần phải biết tôi theo tôn giáo nào”. Lại thêm một Phật tử nữa lọt qua mạng lưới…

(Cavicu ST-TH)



KỲ 7: AUSTRAILIA ĐI BỤI-CANBERRA Thủ đô yên bình

CANBERRA THỦ ĐÔ YÊN BÌNH

     Lãnh thổ thủ đô (Australian Capital Territory) có thủ phủ là Canberra. Đây cũng là thành phố duy nhất của Úc nằm sâu trong nội địa. Canberra nằm về hướng Đông Nam của tiểu bang New South Wales, cách Sydney khoảng 300 km và cách Melbourne khoảng 600 km, diện tích 2.358 km2, dân số: 339.750, trong đó có khoảng 4.000 ngàn con cháu vua Hùng.
Thành viên nhóm chúng tôi


Cái tên 'Canberra' được lấy từ tiếng thổ dân Ngunnawal, có nghĩa là "nơi hội họp".
Nói đến nước Úc, cũng như bạn tôi, nhiều người hay nhắc đến Sydney, Melbourne, thậm chí còn nghĩ thành phố Sydney là thủ đô của Úc. Một ít người ngỡ ngàng khi biết Canberra mới thực sự là thủ đô của  xứ sở chuột túi này.

Là thủ đô của một đất nước nổi tiếng Úc nhưng Canberra, cho đến nay vẫn là một thủ đô vắng vẻ, không thu hút dân cư như Melbourne hay Sydney. Canberra không rực rỡ, hào nhoáng như Paris, London. Tuy không dến nỗi nhỏ như một thành phố cao nguyên của Việt Nam “Đi dăm phút đã về chốn cũ!” (thơ Vũ Hữu Định). Có thể Canberra phải “Đi ba mưoi phút đã về chốn cũ!”.
Nhóm chúng tôi tạo dáng trước tòa nhà quốc hội
Vào những năm đầu thế kỷ 20, khi chính phủ liên bang Úc có ý định chọn một nơi làm thủ đô thì hai thành phố Sydney và Melbourne được xem là hai ứng viên sáng giá nhất vì khi đó, Sydney là thành phố đông dân và phát triển nhất trong khi Melbourne được xem là thành phố lâu đời nhất. Để giải quyết mâu thuẫn này, chính phủ liên bang đã quyết định xây dựng một thành phố hoàn toàn mới, nằm giữa Sydney và Melbourne làm thủ đô của Úc. Đó là năm 1913. Cái tên 'Canberra' được lấy từ tiếng thổ dân Ngunnawal, có nghĩa là "nơi họp mặt". Hiện đang có những chuẩn bị cho lễ hội kỷ niệm 100 tuổi của thủ đô Canberra vào năm 2013.
Được quy hoạch hoàn toàn mới theo lối thành phố vườn, Canberra không có những những toà nhà cao tầng (cao nhất là 15 tầng) , thay vào đó là những ngôi nhà được bao bọc bởi cây cối tự nhiên. Khu vực cây xanh dầy đặc trong thành phố vì vậy mà Canberra luôn là lựa chọn đầu tiên cho những ai yêu thích thiên nhiên và môi trường trong lành.
Từ tòa nhà quốc hội nhìn qua bảo tàng
Khí hậu ở đây có 4 mùa rõ rệt: Mùa xuân (tháng 9, 10 và 11), mùa hạ (tháng 12, 1 va 2), mùa thu (tháng 3, 4 và 5) và mùa đông (tháng 6, 7 và 8). Mùa đông thời tiết lạnh, thỉnh thoảng có lúc nắng đẹp, gió nhẹ và buổi sáng sớm thường có sương mù. Những đêm đông tháng bảy, nhiệt độ thường xuống dưới 0oC nhưng ít khi có tuyết rơi.
  
Thăm vài nơi nổi tiếng ở thủ đô Canberra.
Toà nhà Quốc Hôi Úc (The Parliament House): Cách trung tâm thủ đô Canberra khoảng 3 km, được mở cửa vào năm 1988, tòa nhà Quốc hội Úc là một trong những kiến trúc hiện đại nổi tiếng thế giới, được xây dựng trên một ngọn đồi rộng. Toà nhà chính có ngọn tháp bốn cạnh bằng thép trắng cao vút, chụm vào nhau để cùng nâng một trụ cờ cao đến 81 m với lá quốc kỳ Úc tung bay phất phới.
Toà nhà quốc hội được mở cửa cho các du khách đến tham quan chiêm ngưỡng vào những ngày nghỉ cuối tuần và những ngày nghỉ lễ.
Cổng chính vào tòa nhà quốc hội
Sân thượng tòa nhà
Phòng họp quốc hội
Bảo tàng Quốc gia Úc ( National Museum of Australia): Khánh thành vào năm 2001, Bảo tàng Quốc gia Australia là một tác phẩm tiêu biểu của đất nước Úc. Được xây dựng với lối kiến trúc đặc sắc và nhiều bộ sưu tập phong phú, công trình đã  đoạt rất nhiều giải thưởng về thiết kế kiến trúc cũng như về du lịch, và là một trong những điểm thu hút khách tham quan đông nhất của Australia với cả triệu du khách mỗi năm.
Bên trong bảo tàng là nơi trưng bày các bộ sưu  tập của di sản của thổ dân, quá trình định cư từ năm 1788 và quá trình hình thành ước Úc, đặc biệt hơn là bộ sưu tập lớn nhất thế giới về tranh vỏ cây cùng dụng cụ bằng đá của thổ dân...ngoài ra còn vô số các bộ sưu tập về văn hoá, lịch sử cũng như quá trình hình thành phát triển của lịch sử và con người Úc.
Kết quả hình ảnh cho National Museum of Australia
Bên trong bảo tàng
Đài tưởng niệm chiến tranh Úc ( Australian War Memorial): là nơi tưởng niệm những nạn nhân xấu số của Úc trong chiến tranh. Nơi đây cũng là một trong những bảo tàng lớn của thế giới, lưu trữ và tái hiện một cách đầy đủ, chân thực nhất lịch sử các cuộc chiến tranh của đất nước Úc.
Đài tưởng niệm
 Công viên Commonwealth: là một công viên nổi tiếng, nơi được chọn tổ chức hội hoa xuân hàng năm ở thủ đô Canberra ttừ trung tuần tháng 9 đến trung tuần tháng 10 hàng năm với mục đích chào đón mùa xuân về. Lễ hội hoa Floriade được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1988 nhân kỷ niệm lần thứ 75 ngày thành lập thành phố Canberra và nó đã trở thành ngày hội hoa lớn nhất tại khu vực nam bán cầu. (Xin xem thêm về lễ hội này trong link: http://trunghockientuong.com/travel/index.htm)
Với diện tích trên 34 ha, công viên có rất nhiều hồ nước và suối phun, những con đường tản bộ, đường chạy xe đạp, các công trình điêu khắc tuyệt đẹp. Commonwealth là khu vực tuyệt vời để tổ chức những sự kiện quan trọng, khu vực dành cho cắm trại, những sân chơi được trang bị đầy đủ…
Kết quả hình ảnh cho Commonwealth park
Công viên mùa xuân
Ngoài ra còn có những toà nhà quốc hội cũ, thư viện quốc gia, tháp viễn thông Telstra ….



(Cavicu ST-TH)

KỲ 6: AUSTRAILIA ĐI BỤI- HỐ PHUN KIAMA và SYMBIO WILDLIFE PARK công viên hoang dã

NGẮM BIỂN NỔ VÀ SÓNG DÂNG TRÀO KIAMA
Kiama, thành phố sạch nhất Australia và cũng là thành phố kết nghĩa với Hội An, được hình thành từ hai dòng dung nham núi lửa từ miệng núi lửa Saddleback đã ngưng hoạt động.
Kiama nằm trên bờ sông Minnamurra, cách Sydney 120km, thuộc vùng Ilawarra, bang New South Wales. Dân số khoảng 20.000 người. Kiama được ông George Bass - một vị khách phương Tây trên chuyến du hành Thái Bình Dương phát hiện ra và đặt tên là Kiama (trước đó đã có người Australiabản địa sinh sống) vào năm 1798.
Hải đăng Kiama
Kiama có nghĩa là “nơi sóng biển gặp đá tạo nên tiếng động”. Kiama chủ yếu là rừng nhiệt đới và khu vực đồi núi. Năm 1870, Kiama phát triển nền công nghiệp sản xuất sữa và sau đó là khai khoáng. Hiện nay, nền công nghiệp khai khoáng là một trong những ngành đem lại thu nhập chính cho Kiama bên cạnh phát triển du lịch sinh thái.
Kết quả hình ảnh cho kiama blowhole
Hố phun nhìn cận cảnh
 Ghé thành phố Kiama chiêm ngưỡng hồ nước phun Kiama nổi tiếng sẽ là ấn tượng khó quên cho bạn vào Giáng sinh năm nay. Được hình thành từ những cơn gió và sóng biển tự nhiên, Kiama tạo thành cột nước trắng xoá bắn thẳng lên không trung cùng âm thanh vang dội thú vị.
Kết quả hình ảnh cho kiama blowhole
Biển báo khu hố phun
Bằng chứng trên vỉa đá vụn tìm thấy gần đây cho thấy một cơn sóng thần cực lớn đã tràn vào bờ biển Kiama khoảng năm 1487 sau Công nguyên.
Điểm thu hút nhất của Kiama chính là Lỗ phun nước “Blowhole”- một phần của quá trình xói mòn đá, tạo thành bazan dạng cột, hoặc đá latite.
Hố phun xong
Nằm sát bờ biển, “Blowhole” là hang đá mà khi nước biển theo sóng chảy vào đầy hang sẽ tạo ra áp suất đẩy bật những cột nước biển cao hàng chục mét kèm theo tiếng nổ lớn mê hoặc.
Du khách thường phải đợi từ 30 giây đến 1 phút để “chộp” được những khoảnh khắc… biển nổ và sóng dâng trào.
Người xếp hàng đứng chờ
Như một cử chỉ thể hiện sự hiếu khách, Hội đồng thành phố Kiama không hề thu bất cứ loại phí nào (như phí tham quan, phí đỗ xe…) khi mọi người đổ về “Blowhole.” Theo ước tính, mỗi năm, “Blowhole” ở Kiama thu hút hơn 600.000 du khách quốc tế.
Bờ biển Kiama
Bờ biển

Ngay gần đó, Symbio Wildlife được xây dựng từ năm 1975 với bộ sưu tập các loài vật kỳ lạ khắp nơi trên thế giới. Gấu Koala dễ thương hay những chú chuột túi Kangaroo hiền lành chỉ cách bạn chưa đầy một bước chân.
Kết quả hình ảnh cho Symbio Wildlife


Kết quả hình ảnh cho Symbio Wildlife
Kolla
Kết quả hình ảnh cho Symbio Wildlife
Kangoro

(Cavicu ST-TH)

KỲ 5: AUSTRAILIA ĐI BỤI- WOOLLONGONG VỊNH JERIS bức tranh tuyệt vời

WOOLLONGONG VỊNH JERIS BỨC TRANH TUYỆT VỜI

      Vịnh Jervis bức tranh tuyệt đẹp của xứ sở chuột túi
Vịnh Jervis là điểm du lịch Úc khá nổi tiếng, thuộc bang New South Wales và cách thành phố Sydney khoảng 2-3h đi xe ô tô. Được mệnh danh là một trong những vùng vịnh đẹp nhất thế giới, Vịnh Jervis không để du khách nào đến thăm phải ra về với sự thiếu vắng những khoảnh khắc tuyệt vời không thể quên trong đời. Bãi biển ở Vịnh Jervis luôn gây ấn tượng đặc biệt đến du khách bằng một màu xanh bất tận, với mặt nước trong vắt và những bờ cát trắng trải dài như đến vô cùng. Người ta thường nhận xét rằng, Vịnh Jervis có những bãi biển tinh khiết nhất thế giới, và dường như không có ai phủ nhận điều này bởi thực tế nó là như vậy.

Nước biển xanh trong


Vịnh Jervis là sự dung hòa giữa một bên là đại dương xanh ngắt với một bên là những khu làng hiền hòa và thân thiện.
Được ca ngợi là một trong những vùng vịnh đẹp nhất thế giới, Jervis đón chào khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới bằng màu xanh bất tận của trời của nước, những bờ cát trải dài lung linh, không khí thoáng đãng trong lành, đây chính là yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp khó cưỡng của Jervis.
Nước biển trong xanh
Không chỉ sở hữu những bãi biển tinh khiết nhất thế giới, Jervis còn khiến bất kể ai cũng cảm thấy thích thú với khu bảo tồn thiên nhiên và những đông vật hoang dã. Công Viên Quốc Gia Booderee nổi tiếng còn có tên gọi là Công Viên Quốc Gia Jervis, đến đây, các bạn không chỉ được tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nhiều loài vật trong tự nhiên, khám phá những điều bí ấn của riêng chúng mà còn cơ hội được tiếp xúc gần hơn với một nền văn hóa thổ dân vô cùng đặc sắc của vùng đất này.
Một gành đá nhô ra biển
Đến với vịnh Jervis, bạn có thể thoải mái sải bước chân thư giãn trên bờ cát mịn, thả mình trong làn nước biển trong vắt, hoặc nằm lười để hưởng thụ ánh nắng ấm áp nơi đây. Thú vị hơn là bạn có thể cùng bạn bè làm một chuyến đi câu, một cuộc du ngoạn bằng thuyền buồm hay chỉ trên chiếc thuyền kayak nhỏ xíu, một hoạt động thú vị hơn là lặn sâu để khám phá vẻ đẹp dưới lòng vịnh.
Cát trắng nước xanh
Ngoài những bãi biển được xem là số 1 thế giới, Vịnh Jervis còn có các khu bảo tồn thiên nhiên, động vật hoang dã, đặc biệt là Công Viên Quốc Gia Booderee nổi tiếng còn có tên gọi là Công Viên Quốc Gia Jervis. Công viên này là nơi để du khách khám phá không chỉ thề giới tự nhiên đa dạng, mà còn là nơi để tìm hiểu, để biết thêm nhiều hơn về một nền văn hóa thổ dân rất phong phú. Vịnh Jervis còn có thị trấn Huskisson, nơi du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi và tận hưởng những chuỗi ngày nghỉ như thiên đường. 
Công viên thị trấn Huskisson
Thị trấn này sẽ mang lại cho du khách những hành trình thú vị, khám phá mọi ngóc ngách ấn tượng của Vịnh Jervis, từ những chuyến đi câu ngắn thật thi vị, những buổi du ngoạn bằng thuyền buồm đấy lý thú, những giờ lặn biển ngắm thế giới muôn sắc màu trong lòng đại dương đầy vẻ kỳ ảo, lẫn những phút đầy thử thách khi lênh đênh trên biển bằng chiếc thuyền kayak nhỏ xíu. Thời gian để khám phá vịnh Jervis sẽ luôn luôn không đủ, bởi ngoài biển ngoài rừng, còn có những cuộc chinh phục mạnh mẽ thiên nhiên bằng những chuyến đi bằng xe đạp, qua những cung đường mòn như trong phim ảnh, hay những giây phút ấn tượng không thể quên khi ở Mũi St George, ngắm cá voi cá heo, hoặc cả những hương vị nồng nàn từ bao món ngon đậm vị của ẩm thực địa phương.
Vịnh Jervis điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Úc
Du thuyền ngắm cá heo
Cảng thị trấn Huskisson

Thị trấn nhìn từ biển
Thị trấn


Cho Chim ăn

 (Cavicu ST-TH)



Thursday, October 27, 2016

KỲ 4: AUSTRAILIA ĐI BỤI- BLUE MOUNTAIN Núi 3 chị em

Blue mountain (Wildlife park – Three Sisters Mountain – Grafton)

Three Sisters Mountain Cách thành phố Sydney 110 km về phía Tây , và chỉ cần 90 phút đi ô tô từ thành phố Sydney, bạn đã có thể đến được vùng Núi xanh Blue Mountains, hay còn gọi là núi Ba chị em Three siters của nước Úc . 
Góc nhìn tuyệt đẹp
Núi Ba chị em thích hợp cho những chuyến dã ngoại trong ngày, có thể bằng ô tô, xe điện hoặc tàu hoả. Núi được bao quanh bởi nhiều làng mạc làm cho khung cảnh trở nên hữu tình hơn bất kỳ địa điểm nào trên trái đất. Núi Ba chị em nằm trong quần thể dãy Phân cắt khổng lồ chạy dọc theo bờ biển phía đông nước Úc. Các nhà thám hiểm vùng New South Wales khám phá ra núi Ba chị em lần đầu tiên vào năm 1813 và từ một vùng rừng núi hoang sơ nơi đây trở thành quê hương của gần 100 ngàn cư dân Úc. 
Theo một truyền thuyết được cư dân bản xứ lưu truyền, Núi Ba chị em chính là hiện thân của ba người con gái của ông thầy thuốc phù thuỷ. Để ngăn không cho quỷ dữ chiếm đoạt con gái, ông đã hoá phép ba cô gái thành ba ngọn núi đá. 

Một thác nước trong khu Blue Mt
Ngày nay, du khách đến với vùng này để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ và tận hưởng khí trời, trong khi các nhà khoa học đến đây để nghiên cứu về cấu tạo địa chất của những ngọn núi đặc biệt này. Trải qua năm tháng, Núi Ba chị em cũng ít nhiều bị bào mòn, nhưng đến nay về cơ bản chúng vẫn giữ được diện mạo. Điểm độc đáo ở quần thể này là có một đường ray xuyên thẳng vào lòng núi, đường ray có độ nghiêng 52 độ so với mực nước biển. Thực tế vào năm 1878, Chính phủ Úc cho xây dựng đường ray này để phục vụ ngành khai thác than, sau này nó được dùng chủ yếu vào mục đích du lịch. Đối với du khách đi trong ngày, họ có thể tham quan quần thể bằng tàu hoả, nếu ở lâu, họ có thể nghỉ lại khách sạn hoặc nhà nghỉ trong vùng. Địa điểm nghỉ nổi tiếng nhất của vùng là Khách sạn năm sao Lilianfels - một mô hình nhà nghỉ lớn gần nhất nước về quy mô và độc đáo về kiến trúc.
Đây là đoàn chúng tôi
-----------------------------------------
Nếu bạn chọn Blue Mountains Explorerlink thì nên khởi hành sớm
Nếu mua tour bạn có thể tham khảo tại đây http://www.activitytours.com.au/blue...ins_tours.html

Điểm thăm quan trong tour:
• Thăm Featherdale Wildlife Park (trên 20 USD giá trị bao gồm), chỉ đơn giản là công viên động vật hoang dã tốt nhất ở Sydney. Đừng bỏ lỡ nó! Mặt nuôi chuột túi, gấu túi pat và xem hơn 2000 loài động vật của Úc bao gồm cá sấu, Quỷ Tasmania, Wombats, Fairy Penguins, chó hoang dingo và rắn.
Kết quả hình ảnh cho Featherdale Wildlife Park

• Dừng lại ở Olympic Sydney 2000, nơi bạn có thể chụp ảnh và xem sân vận động Úc, Superdome, The Aquatic Centre, The Olympic Village và nhiều hơn nữa.
• Một loạt các lựa chọn ăn trưa có thể mua ở quán cà phê / nhà hàng địa phương. Ngoài ra, mang bữa ăn trưa dã ngoại của riêng bạn để thưởng thức trong những ngọn núi làng đẹp như tranh.
• Vườn quốc gia đi bộ để xem thác nước ngoạn mục (tùy chọn)
• The Three Sisters tại Echo Point - nghe câu chuyện của thổ dân của hình này trên thế giới nhạc rock nổi tiếng
Kết quả hình ảnh cho Three Sisters tại Echo Point

• Đi bộ qua những khu rừng mưa ôn đới
• Khám phá Skyway Scenic, Scenicsender và đường sắt nhanh nhất thế giới với thời gian để làm các rides (không bao gồm, hơn AUD $ 35 pp tiền mặt).
Kết quả hình ảnh cho Three Sisters Skyway Scenic

Kết quả hình ảnh cho Three Sisters Scenicsender


• Xem các làng miền núi ở Katoomba và Leura(trung tâm của vùng núi). Xem tại sao họ gọi Leura làng vườn.
• Du lịch trên vách đá ngoạn mục và hít thở không khí trong lành trên núi
• Băng qua sông đẹp như tranh vẽ Nepean
• Kết thúc ngày thú vị của bạn bằng cách tham gia một chuyến du thuyền sông (bao gồm) từ Homebush Bay xuống sông Parramatta và thành Sydney Harbour. Xem các thuộc bờ sông và thưởng thức các quan điểm độc đáo như bạn đi dưới cây cầu Sydney Harbour và hành trình vào Sydney Harbour. Xem Nhà hát Opera Sydney đóng lên trước khi đến Circular Quay, nơi du lịch của bạn kết thúc.
(Cavicu TH Trang63)