This is default featured slide 1 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 2 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 3 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 4 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 5 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
Tuesday, January 31, 2017
Thursday, January 19, 2017
ĐI BỤI SA HUỲNH- QUẢNG NGÃI
Du
lịch Sa Huỳnh
Dọc theo Quốc lộ 1A, cách TP Quảng
Ngãi hơn 30km về phía Nam, có biển Sa Huỳnh (thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng
Ngãi), kéo dài gần 6km cong hình lưỡi liềm với bãi biển hoang sơ, thơ mộng, xanh
ngát một
màu.
Phía trước KDL |
1.
Cách đến Sa
Huỳnh
Bus,
bãi biển Sa Huỳnh nằm sát quốc lộ 1A, ở km 985, trên đường xe lửa Thống Nhất Bác
– Nam, có ga xe lửa Sa Huỳnh, cho nên từ Hà Nội vào hay từ thành phố Hồ Chí Minh
ra, du khách có thể dừng chân ghé lại đây rất thuận lợi. Xe Bắc- Nam từ Hà Nội
vào với giá khoảng 250k; từ TP HCM ra với giá khoảng
180-200k.
Các tuyết xe bus |
Tàu,
từ Hà Nội du khách có thể đi ô tô hoặc xe lửa để tới Sa Huỳnh. Nếu đi xe lửa,
tàu sẽ dừng tại ga Sa Huỳnh ở cây số
985.
Từ Quảng
Ngãi, nếu bạn đang dừng chân tại thành phố Quảng Ngãi thì có rất nhiều tuyến xe
buýt sẽ đưa bạn đến tận khu du lịch với giá cả rất mềm: Tuyến Thành phố Quảng
Ngãi đi Khu du lịch Sa Huỳnh (Tuyến số 2) giá vé 15.000 đồng đi suốt tuyến,
12.000 đồng đi 3/4 tuyến, 8.000 đồng đi 1/2 tuyến, 5.000 đồng đi 1/4 tuyến. Mỗi
ngày có 21 chuyến, trung bình cách nhau 30 phút một chuyến: Khởi hành tại Bến Xe
Quảng Ngãi hàng ngày: chuyến đầu tiên xuất bến lúc 5 giờ 30 phút và đến Sa Huỳnh
lúc 7 giờ, chuyến cuối cùng lúc 18 giờ 15 phút đến Sa Huỳnh lúc 19 giờ 45 phút.
(Giá này đã củ. Các bạn check lại
nhé)
2.
Nhà nghỉ khách sạn ở Sa
Huỳnh
Nhà hàng-
Khách sạn Thế Vinh: Phòng nghỉ
thoáng mát, đầy đủ tiện nghi.
Phòng đơn hoặc đôi giá như nhau: 170.000/phòng/ngày đêm. Điện thoại – Fax: 055.3980323* DĐ: 0905 420644. (Chị Bình)
Phòng đơn hoặc đôi giá như nhau: 170.000/phòng/ngày đêm. Điện thoại – Fax: 055.3980323* DĐ: 0905 420644. (Chị Bình)
Nhà hàng- Nhà
nghỉ Hà Lan:Phòng nghỉ
đầy đủ tiện nghi, trang trí nội thất đẹp, phục vụ tận tình. Nơi đậu xe rộng rãi,
an toàn.Giá chỉ 150.000/phòng đơn hoặc đôi.
Điện thoại: 055.3860.685 * DĐ: 0905 328226
Điện thoại: 055.3860.685 * DĐ: 0905 328226
Nhà hàng Vinh
(Tourist): Chuyên phục
vụ khách nước ngoài, khách VIP và các tour du lịch nội địa. Bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm. Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp. Giá hữu
nghị.
Điện thoại –
Fax: 055 3860269 * DĐ: 0914 027 307 (Anh
Vinh)
Nhà hàng
Sao Mai Chuyên phục vụ các món ăn
đặc sản. Nhận hợp đồng xe chất lượng cao. Điện thoại: 055 3860 517 * DĐ: 0983
516
976.
Một góc Sa huỳnh |
3.
Tham quan du lịch ở Sa
Huỳnh
Hóc Mó, là một địa danh khá nổi tiếng về gành đá, rừng dương, biển và cát. Đến với Hóc Mó bạn sẽ được nghe tiếng dương ru hay tiếng sóng vỗ gành.
Hóc Mó |
Đầm An
Khê, là đồng
nước ngọt, người sông ven đồng sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng quanh đồng.
Bình minh trên đồng luôn tạo cho bạn cảm giác sống mãnh liệt, còn hoàng hôn thì
mang bạn đến gần nhau hơn, thi vị và lãng mạng
hơn...
Bãi biển
trung tâm, ngoài bãi cát vàng - biển xanh đặc trưng, bãi biển trung tâm
còn có độ dốc thấp, hướng thẳng vế phía mặt trời mọc, nằm cạnh tuyến đường sắt
và quốc lộ IA. Với rừng dương lâu năm, diện tích mặt bằng rộng nên rất tiện cho
việc xây dựng các khu nghỉ
dưỡng.
Bãi biển đang thi công |
Núi
Viba, là một
trong những ngọn núi cao nhất Sa Huỳnh, bạn có thể lên đến đỉnh núi bằng xe gắn
máy hay Ôtô. Lên đến nơi bạn tha hồ thả mắt trước cái vô tận của rừng và biển Sa
Huỳnh.
Núi Vibar nhìn từ xa |
Cửa biển Sa
Huỳnh, xưa kia đã
chứng kiến biết bao trận đánh khốc liệt của mảnh đất anh hùng này, nay cửa biển
Sa Huỳnh là nơi ra vào của tàu bè, đây cũng là nơi tập trung khá đầy đủ văn hóa,
tín ngưỡng của làng ngư Sa
Huỳnh...
Ruộng muối Sa
Huỳnh, Sa Huỳnh
còn là vựa muối lớn ở miền Trung, chẳng thua kém gì muối Cà Ná và muối Hòn Khói.
Diện tích các cánh đồng muối ở đây chiếm gần 500 ha và hàng năm sản xuất hàng
trăm ngàn tấn muối có chất lượng tốt. Bạn có thể chớp được vô số những khoảnh
khắc ấn tượng ở đây
đó
Thôn La
Vân, một trong
những làng sống bằng nghề trồng lúa, La vân được bao quanh bởi dãy trường sơn
với những con suối mát ngọt. Đến với La Vân vào lúc chiếu về bạn chớ quên hướng
mắt về núi nắp vun để lặng minh trước hoàng hôn Sa Huỳnh.
Đầm Sa
Huỳnh, vốn được biết đến với đồng muối trắng, xung quanh được bao bọc bởi
dãy trường sơn. Đầm Sa Huỳnh có rất nhiều loại thủy sản sinh sống, do đó bạn có
thể đi cào sò hay lấy hàu vào mỗi khi chiều về hoặc đi soi cua đá vào buổi tối -
thật thú vị.
Bãi biển Châu Me, là một trong những bãi biển đẹp của miền Trung, biển xanh trong, cát vàng óng. Châu Me vốn được biết đến như một khu du lịch sinh thái, thuận lợi cho các hoạt động vui chơi giải trí như câu cá. Tại đây, bạn có thể hòa mình vào những âm thanh của dàn nhạc nước đầy sức mê hoặc.
Đền thờ cá
Ông, vì đây là
vùng đất gắn bó với nghề biển nên dân làng rất tôn kính cá Ông. Họ tin rằng, cá
Ông sẽ giúp họ vượt qua những cơn sóng to gió lớn ở ngoài khơi. Cho nên gần cửa
biển có lăng cá Ông, cạnh lăng có một khu đất để táng xác cá Ông. Khi đủ ba năm
sẽ lấy lên thiêu và đem tro đựng trong quách để trong lăng mà thờ. Ngày trước
người ta phong cho ông Nam Hải là "Nam Hải cự tộc ngọc lân tôn thần". Mỗi năm
vào ngày 16 tháng 3 âm lịch, dân làng tổ chức cúng linh đình, có rước cả hát Bội
về há cho bà con
nghe.
Chùa Từ
Phước Người dân Sa Huỳnh phần lớn theo đạo Phật,
họ tin vào đức Phật linh thiêng, tin vào Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngày rằm và mùng 1
hàng tháng bà con luôn ăn chay và đi chùa để cầu an sám hối. Chính vì vậy, đạo
Phật ở đây rất phát triển, bằng chứng là có nhiều chùa trong đó có chùa Từ Phước
là chùa lớn và đẹp nhất của huyện Đức Phổ. Bên cạnh đạo Phật, có một số người
theo đạo Cao Đài và số còn lại thì không theo
đạo.
4.
Ăn uống ở Sa
Huỳnh
Cua Huỳnh
Đế, có lẽ khi nhắc đến tên loại cua vừa lạ vừa sang này, không ít người tỏ
ra ngạc nhiên. So với các loại hải sản khác, cua Huỳnh đế khẳng định đẳng cấp về
chất lượng mà lâu nay được ví ngang với cá tuyết đen, cá hồi đỏ... Bạn muốn
thưởng thức cua Huỳnh đế? Câu trả lời là "không dễ!". Chẳng phải do ví tiền mà
cái chính là vì sự hiếm hoi của nó. Cua Huỳnh đế chỉ rộ nhất vào mùa xuân,
khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch. Giá khoảng
200-300k/kg.
Mắm Nhum, "Mắm nhum" không phổ biến như các loại mắm khác. Đó không phải là loại thức ăn nhà nào cũng có, hoặc chí ít có bán đây đó ở chợ. Thế nên nhiều lúc, có tiền cũng không thể mua được mắm nhumHiện nay, giá 1 lít mắm nhum khoảng 120 ngàn đồng. Nhưng đến tháng 5, tháng 6 âm lịch - cao điểm mùa du lịch Sa Huỳnh – nhiều du khách có nhu cầu mua về làm quà nên có thể nhích lên khoảng 130 đến 140 ngàn đồng/lít.
Bánh nổ nếp ngự , muốn thưởng thức loại bánh này bạn phải chọn đúng dịp vì người dân ở đây chỉ làm bánh nổ trong dịp Tết và chỉ chọn duy nhất một loại nếp ngự, loại nếp đặc chủng chỉ riêng vùng quê này mới có.
Gỏi cá , có nhiều loại cá để làm gỏi, mùa nào thức ấy. Cá chuồn ở vào tháng giêng đến tháng năm, cá hố tháng bảy, cá rựa tháng mười. Các loại cá trên lạn mỏng, xắt từng lát nhỏ rồi trộng đều với gia vị, vắt lên đó chút chanh hoặc giấm, cá có mùi chín tái như vừa chín tới. Nhưng ngon nhất vẫn là gỏi cá cơm.
(Cavicu
ST-TH)
Tuesday, January 17, 2017
ĐI BỤI CUỐI TUẦN THIÊN ĐƯỜNG BIỂN LÝ SƠN
CÙ LAO RÉ- LÝ
SƠN
Cù lao Ré (hay còn gọi là đảo Lớn)
thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang được nhiều công ty lữ hành thiết kế
tour. Mỗi dịp cuối tuần, không chỉ người dân Quảng Ngãi mà nhiều du khách ngoài
Bắc, trong Nam cũng ra đảo thưởng ngoạn cảnh đẹp, tắm biển và thưởng thức hải
sản tươi
ngon.
1. Cách đến Cù Lao Ré
Cù lao Ré
cách bờ khoảng 25 cây số đường chim bay, để ra đảo phải đi bằng tàu. Từ cảng Sa
Kỳ (cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi khoảng 22 cây số về hướng Đông), tàu cao
tốc chạy ra đảo mất chưa tới một giờ. Hàng ngày, 8 giờ sáng ở cảng Sa Kỳ có một
chuyến tàu cao tốc đi ra Lý Sơn. Nhưng nếu trễ tàu cao tốc, du khách có thể đi
bằng tàu gỗ - tàu chở hàng xuất bến khoảng 9 giờ
sáng.
2.
Du lịch Cù Lao
Ré
Trên cù lao
Ré, có 3 di tích mà bất kỳ du khách nào cũng phải đến thăm là đình làng An Hải liên quan đến Hải đội Hoàng Sa ngày xưa; Âm Linh tự là nơi thờ các oan
hồn, tử sĩ Hoàng Sa và Trường Sa; chùa Hang được hình thành từ một hang đá hàm
ếch hình thành do sóng biển bào mòn; miệng núi lửa trên đỉnh núi Thới Lới.Chỉ bấy nhiêu điểm tham quan
nhưng cù lao Ré đủ lấy thời gian của du khách 2-3
ngày.
Đình An Hải |
Bảo tàng |
Điểm độc đáo
nhất trong hành trình là ngắm bình minh trên đảo. Để ngắm và chụp ảnh bình minh,
du khách phải thức dậy từ khoảng 4 giờ sáng, chạy xe máy trên những con dốc
đứng, được rải nhựa phẳng lỳ, hơi khúc khuỷu. Một bên là vách núi thấp, bên kia
là thung lũng và toàn cảnh đảo thu nhỏ. Du khách đến đỉnh Thới Lới - ngọn núi cao nhất trong 5 ngọn núi ở Lý
Sơn. Theo câu chuyện của người dân đảo, trên đỉnh Thới Lới có lòng chảo khổng lồ
với một cánh rừng nguyên sinh. Rừng rậm rạp có mạch nước ngầm, tạo thành suối
đổ ra biển. Tuy nhiên, rừng nguyên sinh hiện nay không còn. Lòng miệng núi chỉ
còn trơ trọi đá và cát trông như một đấu trường La Mã. Cảnh bình minh đã tốn khá
nhiều thời gian để du khách chụp ảnh thì “đấu trường” này lại buộc khách phải
ngắm nghía và liên tục bấm máy với nhiều vị trí khác nhau. Đứng ở trên đỉnh Thới
Lới, du khách có thể phóng tầm nhìn bao quát cù lao Ré, thậm chí cả cù lao Bé
và hòn Mù Cu nằm ở phía Đông. Nhà cửa, chùa chiền, cây
cối hòa quyện với nhau tạo thành bức tranh thiên nhiên sống động. Những thửa
ruộng đang vào mùa tỏi hiện lên trắng toát giữa vùng cát trắng mịn màng. Từ trên
cao, ruộng tỏi trông như ruộng bậc thang ở Tây Bắc với nhiều tầng bậc, sắc
màu.
Núi Thới Lới nhìn từ xa |
Hải Đăng Lý Sơn |
Một địa điểm
thú vị mà du khách không nên bỏ qua khi đến cù lao Ré là các bãi biển trong xanh
và sạch. Du khách có thể chơi đùa với những ngọn sóng, cảm nhận cái nhoi nhói
của những viên sỏi nhỏ dưới chân. Nếu mệt, du khách có thể thả mình thư giãn
trên những tảng đá lớn, nghe sóng vỗ, nghe tiếng gió thổi trên những ngọn dừa.
Tại đây còn có những bãi đá đen, dấu tích của dòng nham thạch trong thời gian
núi lửa hoạt động đổ dung nham ra biển. Những khu này là điểm cắm trại, vui chơi
lý tưởng cho khách để hòa mình vào thiên
nhiên.
Đường ở Đảo bé |
Biển Đảo bé |
Lần ra những mảng nước biển trong vắt, khách có thể chiêm ngưỡng bức tranh đàn cá tung tăng bơi lội và những rạn san hô đầy màu sắc bằng mắt thường. Đừng quên thưởng thức những hải sản tươi roi rói vừa được bắt lên từ biển. Từ cá, tôm, các loại ốc sò... chỉ đơn giản hấp gừng hay hấp sả đều ngon đến mê người.
Nghỉ đêm tại Lý Sơn, du khách có thể được những cụ già trên đảo kể nhiều câu chuyện về người Việt trong công cuộc khai phá lập làng. Du khách sẽ có dịp tìm hiểu về Hải đội Hoàng Sa hy sinh tính mạng của mình để giữ bờ cõi của Tổ quốc trên biển. Du khách không khỏi bùi ngùi với câu chuyện: khi mỗi lần ra đi vào tháng 2 âm lịch, những người lính biết là khó trở về nhưng vẫn hăng hái ra đi. Để rồi sau đó, vào đúng ngày họ lên đường là những ngày giỗ chung cho các tử sĩ và hình thành nên lễ Khao lề Hải đội Hoàng Sa được duy trì đến ngày nay. Liên quan đến những người lính Hải đội Hoàng Sa, du khách còn được người địa phương hướng dẫn tìm đến những ngôi mộ gió. Đó là những ngôi mộ không có hài cốt người mà chỉ có những hình nộm làm bằng đất đã được thầy cúng “nhập linh”. Trong đó, có một ngôi mộ gió rất to. Đó là mộ của cai đội Phạm Quang Ảnh và 24 chiến sĩ khác. Được biết, trước kia, các ngôi mộ nằm độc lập với nhau. Theo thời gian, cát bay phủ lấp gom 25 ngôi mộ thành một ngôi mộ gió to lớn.
Biển chùa Hang |
Núi ở chùa Đục |
Nhìn từ trên cao |
Chùa Đục |
Nếu còn thời gian, du khách đừng quên cưỡi thuyền vượt sóng thêm vài hải lý ra đến hai hòn đảo khác thuộc huyện đảo Lý Sơn: cù lao Bé và hòn Mù Cu. Hai đảo này nhỏ hơn cù lao Ré và lưu giữ nhiều dấu tích của núi lửa. Với những du khách ưa chụp ảnh, hai đảo này còn rất nhiều nơi để sáng tác những bức ảnh thiên nhiên đẹp và ấn tượng.
(Cavicu ST-TH)
Monday, January 16, 2017
ĐI BỤI RỪNG CÚC PHƯƠNG NINH BÌNH
Kinh nghiệm du lịch rừng
Cúc Phương
Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trên địa
phận tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội 120km về phía tây nam. Vườn có diện tích
25.000ha, tiếp giáp 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Những kinh nghiệm
du lịch rừng Cúc Phương dưới đây để có thông tin đầy đủ cho chuyến dã ngoại sắp
tới
nhé.
Rừng Cúc Phương- ST |
1.
Thời gian du lịch Cúc
Phương
Cúc Phương
đẹp nhất vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, khi những cơn mưa rừng dữ dội đã
đi qua. Bạn nên tránh đi Cúc Phương vào những ngày mưa vì trong rừng không khí
ẩm ướt, nhiều muỗi và vắt. Chúng bám vào chân tay bạn, chích máu mà bạn có thể
không hay
biết.
2.
Phương tiện đến Cúc
Phương
Đi
từ Hà Nội đến Cúc
Phương
Xe
máy: Từ hướng Hà Nội – Ninh Bình
nếu muốn đi đến Cúc Phương, bạn ra Pháp Vân, xuôi theo quốc lộ 1A đến ngã ba
Gián Khẩu (huyện Gia Viễn, cách thành phố Ninh Bình 10km), tiếp tục đi theo quốc
lộ 12 chừng 35km là đến cửa rừng (km số 15 tính từ Nho Quan). Từ đây nếu du
khách muốn tới được các điểm tham quan, cần đi thêm 20km nữa.
Xe khách: Bạn ra bến xe Giáp Bát lên xe có ghi Nho Quan – Me, xe sẽ về thẳng bến xe Nho Quan (giá 80.000 – 100.000 VND/vé), tới bến xe Nho Quan có xe bus vào tới Cúc Phương (Từ bến xe Nho Quan vào tới cửa rừng là 10km).
Xe khách: Bạn ra bến xe Giáp Bát lên xe có ghi Nho Quan – Me, xe sẽ về thẳng bến xe Nho Quan (giá 80.000 – 100.000 VND/vé), tới bến xe Nho Quan có xe bus vào tới Cúc Phương (Từ bến xe Nho Quan vào tới cửa rừng là 10km).
Đi
từ Ninh Bình đến Cúc
Phương
Từ hướng Ninh Bình – Hà Nội, theo quốc lộ 1A đi về phía Hà Nội qua thành phố Ninh Bình 5 km rẽ trái theo đường đi Cố Đô Hoa Lư, qua khu du lịch tâm linh Bái Đính, qua khu du lịch hồ Đồng Chương rồi vào Cúc Phương. Hoặc từ Ninh Bình theo quốc lộ 1A về phía Hà Nội đến ngã ba Gián Khẩu rẽ trái theo quốc lộ 12A, qua thị trấn Nho Quan 2km rồi rẽ trái vào Cúc Phương.
Đi
từ thành phố Thanh
Hóa
Từ thành phố Thanh Hoá, đi theo quốc lộ 1A xuôi về phía Hà Nội, đến gần thị xã Bỉm Sơn (chừng 3km – 4km) rẽ trái, đến ngã tư Phố Cát rẽ phải, đến ngã ba Trại Ngọc rẽ trái vào Cúc Phương hoặc đến Ninh Bình đi theo chỉ dẫn như trên.
Đi
từ thị xã Hòa
Bình
Từ thị xã Hoà Bình, theo quốc lộ 12B xuôi về thị trấn Nho Quan, cách thị trấn Nho Quan chừng 2km rẽ phải rồi vào Cúc Phương.
3.
Dịch vụ ăn,
nghỉ
Hiện nay, Vườn quốc gia Cúc Phương có ba khu vực lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí là: Khu cổng Vườn, khu Hồ Mạc và khu Trung tâm
Khu
cổng
Vườn
Cho thuê các
trang thiết bị phục vụ đi rừng, xe đạp địa hình, phòng họp từ 40 chỗ ngồi đến
200 chỗ ngồi, thuê phương tiện vận chuyển, giặt
là.
Các phòng nghỉ hiện đại, tiện nghi:Vệ sinh khép kín, điều hoà, ti vi/quạt. Giá từ 180.000đồng/phòng - 250.000đồng/phòng.
Nhà
sàn: Công trình phụ chung, nước
nóng, quạt. Giá từ 70.000đồng/phòng - 150.000đồng/phòng.
Căn hộ riêng biệt: Vệ sinh khép kín, điều hoà, ti vi, nước nóng. Giá 200.000đồng/phòng.
Khu hồ Mạc: Lửa trại, biểu diễn văn nghệ dân tộc, bida, câu cá, trò chơi dân gian, phòng họp với sức chứa 200 – 300 chỗ ngồi. Cách cổng Vườn 1,5km.
Căn hộ riêng biệt: Vệ sinh khép kín, điều hoà, ti vi, nước nóng. Giá 200.000đồng/phòng.
Khu hồ Mạc: Lửa trại, biểu diễn văn nghệ dân tộc, bida, câu cá, trò chơi dân gian, phòng họp với sức chứa 200 – 300 chỗ ngồi. Cách cổng Vườn 1,5km.
Căn hộ
riêng biệt: Phòng nghỉ sang trọng,
hiện đại, ti vi, nước nóng, điều hoà, cảnh quan đẹp. Giá từ 180.000đồng/phòng -
250.000đồng/phòng.
Nhà sàn
tập thể: Nhà sàn truyền thống, dành
cho các đoàn học sinh, sinh viên, đoàn đông người. Giá từ 1.000.000đồng/nhà -
1.100.000đồng/nhà.
Khu Trung tâm
Căn hộ riêng
biệt: phòng tiện nghi, nước nóng, điều hoà. Giá từ
200.000đồng/phòng - 250.000đồng/phòng
Nhà sàn: Phòng nghỉ đơn giản, công trình phụ chung. Giá từ 70.000đồng/phòng - 150.000đồng/phòng.
Nhà hai tầng: Phòng nghỉ đơn giản, 04 giường đơn. Giá từ 180.000đồng/phòng - 200.000đồng/phòng.
Nhà sàn tập thể: Dành cho những đoàn đông người. Giá từ 800.000đồng/nhà - 900.000đồng/nhà
Nhà sàn: Phòng nghỉ đơn giản, công trình phụ chung. Giá từ 70.000đồng/phòng - 150.000đồng/phòng.
Nhà hai tầng: Phòng nghỉ đơn giản, 04 giường đơn. Giá từ 180.000đồng/phòng - 200.000đồng/phòng.
Nhà sàn tập thể: Dành cho những đoàn đông người. Giá từ 800.000đồng/nhà - 900.000đồng/nhà
Tắm bùn tại Cúc Phương Resort
4.
Tham quan tại Rừng Cúc
Phương
Mức phí vào cổng tham quan vườn quốc gia Cúc Phương hiện nay là 40.000 VND/người/lượt. Toàn bộ rừng Cúc Phương là một thế giới hoàn toàn khác biệt mà chắc chắn bạn không bao giờ hiểu hết được.
Khi đến Cúc
Phương, để chuyến khám phá được trải nghiệm đầy đủ nhất, bạn nên đi thăm Động
người xưa đầu tiên, rồi tham quan bảo tàng động vật quý hiếm. Sau bữa tối bạn
nên tham gia chương trình giao lưu đốt lửa trại, liên hoan văn nghệ và ngủ đêm
tại nhà sàn giữa rừng. Sang ngày hôm sau bạn sẽ đi khám phá một số điểm du lịch
độc đáo khác như: vườn thực vật Cúc Phương, trung tâm du khách Cúc Phương, trung
tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương, cây đăng cổ thụ, bản người Mường, đỉnh
mây bạc, hồ Yên Quang - động Phò Mã...
Chương trình
tham quan: Hiện nay,
tại rừng cúc phương có tổ chức 6 tour du lịch tham quan quan
sau
a.
Thưởng ngoạn đồng quê Ninh Bình và Cúc
Phương
Thời
gian: 3 ngày/2
đêm
Điểm
tham quan/hoạt động:
- Chèo
thuyền tại khu bảo tồn Vân
Long
- Đạp xe
qua các bản làng, trong
rừng
- Trung tam
cứu hộ thú linh trưởng
(EPRC)
- Cây Chò
ngàn năm
- Xem động
vật hoang dã ban
đêm
- Xem
chim
Chương trình tham
quan
Ngày thứ
1: Khởi hành từ hà Nội lúc 7:30 đi
khu bảo tồn Vân Long. Tại đây du khách sẽ chèo thuyền 1,5 - 2 giờ tham quan khu
bảo tồn và quan sát loài vọoc đen mong trắng ngoài tự nhiên. Kết thúc chèo
thuyền, du khách sẽ ăn trưa tại nhà hàng gần khu bảo tồn. Sau khi ăn trưa, du
khách sẽ đạp xe đi Vườn quốc gia Cúc Phương. Với đoạn đường đạp xe 40km, du
khách sẽ đi qua các bản làng, ruộng lúa, dọc theo đê Hoàng Long và ngắm nhìn
cảnh đồng quê của hai huyện Gia Viễn Và Nho Quan. Trên tuyến đi du khách sẽ có
cơ hội tìm hiểu cuộc sống hàng ngày của cộng đồng dân cư, tham quan đền thờ Đức
thánh Nguyễn, nhà thờ và thăm Động Vân Trình. Tới Cúc Phương, du khách sẽ nhận
phòng nghỉ, nghỉ ngơi, ăn tối tại nhà hàng và nghỉ đêm tại khu cổng Vườn.
(L/D)
Ngày thứ
2: Sau một đêm nghỉ ngơi yên tĩnh, du khách sẽ
được đánh thức bởi tiếng chim kêu, vượn hót và những âm thanh của rừng già. Sau
khi ăn sáng, du khách sẽ tham quan trung tâm bảo tồn thú linh trưởng và trung
tâm bảo tồn rùa. Sau khi thăm quan các trung tâm bảo tồn, du khách đạp xe 7km
vào trong rừng, tham quan Động Người Xưa - nơi phát hiện vết tích của người tiền
sử với niên đại cách ngày nay 7.500 năm. Kết thúc Động Người Xưa, du khách tiếp
tục đạp xe 12km tới khu trung tâm rừng, nhận phòng nghỉ và ăn trưa tại nhà hàng.
Buổi chiều du khách sẽ tham quan cây Chò ngàn năm. Với đoạn đường 7km đi bộ vòng
tròn, du khách sẽ tìm hiểu và khám phá được những bí ẩn của thiên nhiên.Buổi
tối, sau bưa ăn du khách sẽ cùng với hướng dẫn viên trở lại rừng già, tìm kiếm
và ngắm nhìn các loài động vật hoang dã hoạt động ban đêm. Kết thúc hoạt động
ban đêm, du khách nghỉ đêm tại trung tâm rừng (B/L/D)
Ngày thứ 3:
Sau khi thức dậy, ăn sáng, du khách sẽ đi bộ xem chim sau đó đạp xe trở lại khu
cổng Vườn, ăn trưa. Sau khi ăn trưa du khách sẽ nghỉ ngơi ít phút trước khi rời
Cúc Phương về lại Hà Nội.
(B/L)
Yêu
cầu: Du khách mang theo giầy tất đi rừng, đèn
pin, quần áo, mũ, máy ảnh, ống nhòm và thuốc chống côn
trùng...vv.
b.
Cắm trại trong rừng, xem động vật hoang
dã
Thời
gian: 2 ngày/1 đêm (Ăn trưa, tối và nghỉ lại tại
Vườn quốc gia).
Điểm tham quan.
Điểm tham quan.
- Trung tâm
cứu hộ thú linh
trưởng.
- Đi bộ,
cắm trại, ngủ đêm trong
rừng.
- Xem
chim.
- Xem động
vật hoang dã ban
đêm.
Chương
trình tham
quan.
Ngày thứ
nhất:
Du khách đến
Cúc Phương khoảng 9h:00, tham quan Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng đầu tiên ở
Đông Dương, tìm hiểu về các loài linh trưởng quý hiếm của Việt Nam và thế giới.
Kết thúc tham quan Trung tâm cứu hộ ling trưởng, xe ô tô đưa du khách đến điểm
xuất phát và bắt đầu sự mạo hiểm. Trong rừng nguyên sinh, du khách đi bộ chừng 4
- 5 tiếng, vượt qua các dốc đá, các cây cổ thụ, điểm đến là một thung lũng rộng
lớn, nếu may mắn du khách có thể bắt gặp loài Voọc đen mông trắng, loài thú đặc
hữu tại Cúc Phương và cũng là loài linh trưởng quý hiếm trên thế giới. Ăn trưa,
tối và ngủ đêm trong rừng bằng lều trại. Buổi tối, cùng hướng dẫn viên của Vườn
quốc gia và người dân địa phương, du khách dùng đèn pin để tìm hiểu và quan sát
động vật hoang dã chuyên hoạt động về ban đêm, một số loài có thể bắt gặp như:
sóc bay, cu li, cầy, dơi, cú mèo và một số loài thú ăn thịt
nhỏ.
Ngày thứ
hai:
Sau một đêm
ngủ giữa rừng già nguyên thuỷ, du khách sẽ thức dậy trong một buổi sáng trong
lành, giữa bản nhạc rừng sôi động, ăn sáng và tiếp tục hành trình bằng một ngày
đi bộ ra đường ô tô, kết thúc chương
trình.
Chú
ý:
- Thời gian tốt
nhất để thực hiện là mùa khô (tháng 9, 10, 11,
12).
- Du khách mang
theo giầy tất đi rừng, đèn pin, túi ngủ, máy ảnh, ống nhòm, máy ảnh, thuốc chống
côn trùng và tư trang cá
nhân.
- Đi bộ trong
rừng nhiệt đới khác hoàn toàn so với rừng ôn đới hay các loại rừng khác. Vào mùa
mưa thời tiết thường nóng, ẩm ướt, nhiều muỗi và vắt, Cúc Phương thuộc địa hình
Caxtơ nên có nhiều dốc đá, vì thế tuyến đi bộ này sẽ rất vất
vả.
c.
Tìm hiểu thiên nhiên, giá trị văn hoá và các giá trị khảo
cổ
Thời
gian: 4 ngày/3 đêm
(Ăn trưa, tối và nghỉ lại tại Vườn quốc gia).
Điểm tham quan
Điểm tham quan
- Trung tâm
du khách, Trung tâm cứu hộ linh
trưởng.
- Vườn thực
vật.
- Động
người xưa (0,3km đi
bộ).
- Bộ xương
hoá thạch.
- Cây Đăng
cổ thụ (9km đi bộ vòng
tròn).
- Cây Chò
ngàn năm.
- Đỉnh mây
bạc.
Chương trình tham
quan
Ngày thứ
nhất
Du khách đến
Cúc Phương, nhận phòng nghỉ, nghỉ ngơi và ăn trưa tại nhà hàng khu cổng Vườn.
Buổi chiều tham quan Trung tâm du khách, Trung tâm cứu hộ linh trưởng đầu tiên ở
Đông Dương; tham quan một trong ba Vườn thực vật có trong danh lục vườn thực vật
quốc tế. Ăn tối và nghỉ lại tại khu cổng
Vườn.
Ngày thứ
hai
Sau một đêm
nghỉ ngơi yên tĩnh, trong lành, du khách sẽ được đánh thức bởi âm thanh của rừng
già, tiếng gọi bầy của các loài linh trưởng. Sau khi ăn sáng, xe ô tô đưa du
khách đến điểm xuất phát, du khách sẽ đi bộ chừng 9km tham quan Cây Đăng cổ thụ
và Bộ xương hoá thạch của loài bò sát răng phiến có niên đại chừng 200 - 230
triệu năm. Ăn trưa trong rừng, ăn tối và nghỉ lại tại khu cổng
Vườn.
Ngày thứ
ba
Sau khi ăn
sáng, du khách vào thăm Động Người xưa, nơi phát hiện những giá trị khảo cổ với
niên đại cách ngày nay 7.500 năm. Thăm xong động Người xưa, xe đưa du khách vào
khu Trung tâm, nhận phòng nghỉ, nghỉ ngơi và ăn trưa tại nhà hàng khu Trung tâm
rừng. Buổi chiều du khách sẽ đi bộ 6km tham quan rừng nguyên sinh, tham quan Cây
Chò ngàn năm. Ăn tối và nghỉ lại tại khu Trung tâm
rừng.
Ngày thứ
tư
Ngày thứ tư
thực sự là một thử thách đối với du khách. Từ khu Trung tâm, du khách đi bộ
chừng 3km sau đó bắt đầu chương trình leo lên đỉnh núi Mây bạc với độ cao 650m
so với mực nước biển. Thực hiện tuyến này du khách sẽ có cơ hội được chiêm
ngưỡng toàn cảnh Vườn quốc gia Cúc Phương và các khu vực xung
quanh.
Yêu
cầu
Du khách mang
theo giầy tất, đèn pin, máy ảnh, ống nhòm, thuốc chống côn trùng và tư trang cá
nhân.
5.
Tìm hiểu thiên nhiên và các giá trị văn hoá bản
địa
Thời
gian: 3 ngày/2 đêm (Ăn trưa, tối và nghỉ lại tại
Vườn quốc
gia).
Điểm
tham quan
- Trung tâm
du khách, Trung tâm cứu hộ thú linh
trưởng.
- Động
Người xưa.
- Cây Sấu
cổ thụ.
- Ngủ bản
Mường (bản
Khanh).
Chương
trình tham
quan
Ngày thứ
nhất
Du khách đến
Cúc Phương khoảng 10h:00, tham quan Trung tâm du khách, tìm hiểu các thông tin
cơ bản về Cúc Phương thông qua các mô hình, hình ảnh trưng bày; tham quan Trung
tâm cứu hộ linh trưởng đầu tiên ở Đông Dương. Ăn trưa tại nhà hàng cổng Vườn.
Buổi chiều, tham quan Động Người xưa, một trong những nôi sinh của loài người,
sau khi thăm động người xưa, xe ô tô đưa du khách vào Trung tâm Vườn, nhận phòng
và nghỉ ngơi. Ăn tối và nghỉ lại tại nhà nghỉ ở giữa Vườn quốc
gia.
Ngày thứ
hai
Sau giấc ngủ
êm đêm, du khách sẽ được đánh thức bởi những bản nhạc rừng muôn thuở, ăn sáng và
chuẩn bị cho một ngày đi bộ vất vả. Từ khu Trung tâm, du khách đi bộ xuyên qua
rừng, vượt qua những dốc đá, những cây đại thụ ngàn năm để tới bản Mường (bản
Khanh), tại đây du khách sẽ được thưởng thức những ẩm thực đặc trưng dân tộc
Mường, tìm hiểu nét văn hoá bản địa và tham gia chương trình văn nghệ dân tộc.
Buổi tối, men rượu nồng của đồng bào Mường sẽ đưa du khách chìm vào giấc ngủ êm
đềm trên ngôi nhà sàn truyền
thống.
Ngày thứ
ba
Sau một đêm
nghỉ lại trên ngôi nhà sàn truyền thống, du khách sẽ được đánh thức bởi những
tiếng gà gáy, tiếng lốc cốc của những chiếc mõ trâu, sau khi ăn sáng du khách sẽ
đi bộ tham quan bản trước khi chia tay những người dân thôn bản đầy lòng mến
khách. Tuỳ thuộc vào thời gian, du khách có thể tham gia chương trình đi bè mảng
dọc theo dòng sông Bưởi thơ mộng trước khi rời bản
Mường.
Yêu
cầu: Du khách mang theo giầy tất đi rừng, đèn
pin, máy ảnh, thuốc chống côn trùng và tư trang cá
nhân.
e.
Tìm hiểu thiên nhiên và các giá trị khảo
cổ
Thời
gian: 2 ngày/1 đêm (Ăn trưa,
tối và nghỉ lại tại Vườn quốc gia).
Điểm tham quan
Điểm tham quan
- Trung tâm
du khách, Trung tâm cứu hộ thú linh
trưởng.
- Vườn thực
vật.
- Động
Người xưa (0,3km đi
bộ).
- Bộ xương
hoá thạch.
- Cây Đăng
cổ thụ (9km đi bộ vòng
tròn).
Chương trình tham
quan
Ngày thứ
nhất
Du khách đến
Cúc Phương, nhận phòng, nghỉ ngơi và ăn trưa tại nhà hàng khu cổng Vườn. Buổi
chiều, du khách sẽ thăm quan Trung tâm du khách, nới trưng bày các hình ảnh, mô
hình cung cấp thông tin giới thiệu Cúc Phương; thăm quan Trung tâm cứu hộ linh
trưởng đầu tiên ở Đông Dương, tìm hiểu về các loài linh trưởng quý hiếm và có
nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới; đi bộ trong Vườn thực vật, một địa điểm yên
tĩnh và trong lành. Ăn tối và nghỉ lại tại khu cổng
Vườn.
Ngày thứ
hai
Sau một đêm
nghỉ lại trong không gian yên tĩnh, du khách sẽ được đánh thức bởi giọng hót của
các loài vượn, ăn sáng và thăm quan Động Người xưa. Kết thúc Động người xưa, du
khách sẽ thăm quan Cây Đăng cổ thụ, Bộ xương hoá thạch của loài bò sát răng
phiến sống cách ngày nay chừng 200 - 230 triệu năm. Kết thúc chương
trình.
Yêu cầu
Yêu cầu
Du khách mang
theo gìây tất đi rừng, đèn pin, máy ảnh, ống nhòm, thuốc chống côn trùng và đồ
dùng cá
nhân.
f.
Thưởng ngoạn thiên nhiên Cúc
Phương
Thời
gian: 1 ngày (Ăn
trưa tại Vườn quốc
gia).
Điểm
tham quan
- Trung tâm
du khách, Trung tâm cứu hộ thú linh
trưởng.
- Động
Người xưa (0,3km đi
bộ).
- Cây Chò
ngàn năm (6km đi bộ vòng
tròn).
Chương
trình tham
quan
Buổi
sáng
Du khách đến
Cúc Phương khoảng 10h:00, tham quan Trung tâm du khách. Tại đây, du khách sẽ có
được những thông tin cơ bản về Vườn quốc gia Cúc Phương thông qua những hình
ảnh, mô hình trưng bày tại Trung tâm; tham quan Trung tâm cứu hộ linh trưởng đầu
tiên ở Đông Dương, tìm hiểu về các loài linh trưởng của Việt Nam. Sau khi tham
quan Trung tâm cứu hộ linh trưởng, du khách sẽ ăn trưa tại nhà hàng khu cổng
Vườn.
Buổi chiều
Buổi chiều
Sau khi ăn
trưa, xe ô tô sẽ đưa du khách vào khu Trung tâm Vườn quốc gia, đi bộ thăm quan
Cây Chò ngàn năm. Trên đường quay trở ra, du khách sẽ tham quan Động Người xưa,
nơi phát hiện các công cụ đồ đá, bộ xương hoá thạch người tiền sử với niên đại
7.500 năm. Kết thúc chương
trình.
Yêu
cầu
Du khách mang
theo giầy tất đi rừng, đèn pin, máy ảnh, thuốc chống côn
trùng.
6.
Các hoạt động du lịch tại Cúc
Phương
Đi
bộ trong rừng nguyên
sinh
Cúc Phương
đã xây dựng được nhiều tuyến đi bộ trong rừng, với nội dung và thời gian khác
nhau, du khách có thể lựa chọn cho mình những tuyến phù hợp, một số tuyến đi bộ
du khách có thể tự khám phá, tuy nhiên với sự hướng dẫn, giới thiệu của hướng
dẫn viên, chắc chắn chuyến đi của du khách sẽ trở nên thú vị và ý nghĩa hơn.
Tuyến cắm trại và ngủ đêm trong rừng, tuyến đi bộ dài ngày lên khu bảo tồn Ngọc
Sơn, khu bảo tồn Pù Luông là những tuyến hấp dẫn được nhiều du khách quan
tâm.
Du
lịch sinh thái có sự tham gia của cộng
đồng
Thiên nhiên
Cúc Phương vô cùng quan trọng, là nguồn tạo lập sinh kế cho cộng đồng địa
phương, du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng là giải pháp quan trọng,
góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Với một hoặc hai đêm nghỉ lại tại bản
Mường, du khách đã góp phần tạo thu nhập cho người dân, hỗ trợ công tác bảo tồn.
Trong thời gian ở bản, người Mường với lòng nhiệt tình, mến khách sẽ mang lại
cho du khách thời gian thoải mái và cơ hội để tìm hiểu, khám phá những nét văn
hoá bản địa độc đáo.
Xem
động vật hoang dã ban
đêm
Tuỳ thuộc vào
điều kiện thời tiết, Vườn quốc gia có thể tổ chức chương trình xem động vật
hoang dã ban đêm, thực hiện chương trình này du khách sẽ có cơ hội được nhìn
thấy một số loài động vật hoang dã như: Sóc đen, Sóc bay, Hoẵng, Culi và một số
loài thú ăn thịt
nhỏ.
Xem
chim
Cúc Phương là
một trong những điểm đa dạng nhất về khu hệ chim ở miền Bắc Việt Nam, với 308
loài đã được phát hiện và thống kê, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Gõ kiến
đầu đỏ, Gà lôi trắng, Niệc nâu, Đuôi cụt bụng vằn…, đặc biệt có nhiều là loài
đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương. Vì vậy, Cúc Phương đã trở thành một địa điểm
không thể bỏ qua đối với các nhà khoa học và các nhà xem chim. Thời điểm tốt
nhất để xem chim là buổi sáng sớm và chiều
tối.
Đạp
xe trong
rừng
Một trong
những hình thức khám phá bí ẩn của thiên nhiên Cúc Phương đó là đạp xe đạp trong
rừng. Đạp xe trong rừng sẽ mang lại cho du khách không chỉ những cảm giác yên
tĩnh, cảm nhận thực sự về thiên nhiên mà còn giúp cho du khách có được những cơ
hội để bắt gặp những loài động vật khó gặp ở Cúc
Phương.
Quan
sát các loài bò sát, lưỡng cư và côn
trùng
Cúc Phương là điểm đa dạng về bò sát, lưỡng cư và côn trùng. Hiện tại Vườn quốc gia đã điều tra và thống kê được 110 loài bò sát và lưỡng cư, 1899 loài côn trùng, trong đó có nhiều loài là loài đặc hữu của Cúc Phương và Việt Nam. Một số loài dễ bắt gặp và có hình dạng kỳ lạ như: Rắn lục, Êch xanh hay các loài bọ que…
Thăm
các điểm đa dạng sinh
học
Hiện tại Cúc
Phương đã thống kê được 43 điểm đa dạng sinh học, đây là kết quả từ sự hợp tác
nghiên cứu giữa Vườn quốc gia Cúc Phương và nhóm hợp tác nghiên cứu đa dạng sinh
học quốc tế (ICBG), thăm các điểm đa dạng sinh học này du khách sẽ có nhiều cơ
hội để học tập và tìm hiểu các loài thực vật nhiệt
đới.
Chương
trình văn nghệ dân
tộc
Đến với Cúc
Phương, ngoài cơ hội chiêm ngưỡng những vẻ đẹp mà tạo hoá ban tặng, du khách còn
được thưởng thức những điệu múa, những bài hát truyền thống của dân tộc Mường và
các dân tộc vùng cao, những chàng trai, cô gái Mường trong trang phục truyền
thống bên ánh lửa trại bập bùng sẽ mang lại cho du khách một đêm rừng đầy thú
vị. Hoạt động này được xây dựng nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá
các dân tộc vùng núi nói chung và văn hoá dân tộc Mường nói
riêng.
Bơi
thuyền
kayak
Nghỉ lại tại
Cúc Phương, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động giải trí, thư giãn. Chèo
thuyền kayak trên hồ Mạc và hồ Yên Quang là một trong những hoạt động hấp dẫn
được nhiều du khách ưa
thích.
7. Các điểm du lịch tại
Cúc
Phương
1.
Động Người Xưa và Cây Đăng cổ
thụ
Động Người
Xưa là di tích cư trú và mộ táng của người tiền sử – một di sản quý của Cúc
Phương. Từ đường ô tô dừng đỗ ta chỉ đi bộ khoảng 300 mét là đến nhưng cũng phải
leo dăm chục bậc đá dốc ngược mới tới được cửa
động.
Còn Cây Đăng
cổ thụ là cây có hình thái đẹp, cao tới 45 mét, đường kính 5 mét, cỡ 8 người ôm.
Từ cổng vườn theo đường ô tô vào trung tâm, qua Động Người Xưa chừng 2 ki-lô-mét
sẽ gặp Cây Đăng cổ thụ ở phía bên trái đường. Dưới gốc Đăng, ai ai cũng trở nên
thật nhỏ
bé.
2.
Cây Chò Xanh ngàn năm và Động Sơn
Cung
Cây có hình
thái đẹp cũng cao chừng 45 mét và có chu vi khoảng hai chục người ôm. Từ trung
tâm vườn theo đường mòn đi chừng 3 ki-lô-mét là gặp Chò ngàn năm, đúng là một kỳ
quan của tạo hóa. Cũng trên tuyến này trước khi gặp cây chò chỉ ngàn năm không
xa bên tay phải có con đường lên núi, lên Động Sơn Cung, động có nhiều nhũ đá
đẹp lung linh của Cúc
Phương.
3.
Cây Sấu cổ thụ và bản
Mường
Tuyến đường
đến điểm du lịch này khá mạo hiểm, dành cho ai mạnh mẽ vì nó là tuyến đi bộ
xuyên rừng ngủ bản. Từ trung tâm Vườn đi bộ về phía Tây, vượt qua con đường bê
tông dài chừng 3 km là tới Cây Sấu cổ thụ. Cây cao tới 45 mét, đường kính 1,50
mét. Cây có hình thái đẹp, du khách không khỏi sững sờ trước hệ thống bạnh vè
cao và chạy dài như một bức tường thành. Từ Cây Sấu cổ thụ đi tiếp theo con
đường mòn nhỏ chừng 13 ki-lô-mét xuyên rừng là ta tới được bản Mường. Bản Mường
nằm bên dòng sông Bưởi thơ mộng với nhiều bản sắc văn hóa truyền thống, những
căn nhà sàn thấp lợp lá gồi hoặc cỏ gianh, những khung cửi dệt thổ cẩm sắc màu
sặc sỡ.
4.
Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc
Phương
Không chỉ là lơi bảo tồn và nghiên cứu khoa học, Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương còn là nơi những người yêu thích thiên nhiên có thể quan sát các hoạt động, vẻ độc đáo của từng loài linh trưởng và thu thập các kiến thức bổ ích. Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương hiện nuôi dưỡng gần 160 cá thể của 15 loài linh trưởng quý hiếm của Việt Nam như vọc đầu trắng Cát Bà, voọc mông trắng, voọc chà vá, voọc ngũ sắc, vượn…
5.
Đỉnh Mây
Bạc
Đứng trên
đỉnh Mây Bạc cao 648 m, ta có thể thả tầm mắt bao quát toàn cảnh Vườn Quốc gia,
trông thấy cố đô Hoa Lư với chùa Bái Đính nguy nga tráng lệ và ngắm nhìn trọn
vẹn thắng cảnh Tràng An nằm ở phía bắc Ninh Bình. Nơi đây khí hậu luôn ở khoảng
23 độ C với lượng mưa hàng năm 1.800mm. Tuyến đường đến Đỉnh Mây Bạc dài và
nhiều dốc đá (Đi bộ 6 km cả đi và về) vì vậy chỉ dành cho những người có sức
khoẻ tốt, những người bị bệnh tim và một số bệnh đặc biệt khác không nên tham
gia. Thời gian thực hiện tuyến này khoảng 4 tiếng (tính từ Trung tâm
Vườn).
6.
Hồ Yên Quang – động Phò
Mã
Từ cổng Vườn
đi ngược trở ra đường Nho quan khoảng 7 km, đến cầu Tri phương rẽ về phía tây
30m là đến Hồ Yên quang. Từ hồ 3 leo qua Quèn lá rồi đi vào một thung đất tương
đối bằng phẳng, rộng khoảng 100 ha đó là Thung lá. Vượt qua Thung lá, leo tới
chân dẫy núi đã vôi là du khách tới Động Phò mã
giáng.
Thăm động
chúng ta không khỏi ngỡ ngàng đến mức ngây ngất bởi một công trình kiến trúc kỳ
diệu của tạo hoá. Ngay phía ngoài cửa động có một nhũ đá giống hệt hình hài của
một vị quan Phò mã, cũng mũ tai chuồn, cũng cân đai, áo thụng, cũng dáng dấp của
một hoàng thân quốc thích đang ngồi trơ trơ giữa đất trời dãi dầu với vòng quay
vĩnh cửu của thời gian. Bên trong động có nhiều buồng, mỗi buồng lại có cấu tạo
lộng lẫy bởi hệ thống nhũ đá, uy nghi như những cung
đình.
Một
số điều lưu
ý
Bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau khi tham quan Cúc Phương: Giày đi rừng, mũ, nước uống, thức ăn, băng gạc y tế, thuốc chống muỗi…
Đến rừng quốc
gia, du khách cũng có thể thưởng thức món dê núi đặc sản của Ninh Bình và món ốc
núi đặc biệt chỉ có ở đây. Các món ăn hấp dẫn khác gồm: gà vườn nướng, cá rô
chiên ròn nhắp rượu gạo lúa nương Mường cay cay ngọt
ngọt…
Nên mang theo ống nhòm để ngắm cảnh phía xa
Có một mẹo để
tránh vắt chui vào người vào mùa mưa như sau: bạn mua thuốc DEP (loại chống ghẻ) rất phổ
biến, ở dạng kem. Dùng DEP bôi vào các khu vực nhạy cảm như đầu, gáy, cổ áo, cổ
tay, ống chân, xung quanh thắt lưng một vòng từ bụng ra sau lưng. Mùi khét của
DEP làm cho muỗi vắt rừng đều
sợ.