This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Tuesday, November 29, 2016

PHÚ QUÝ- ĐẢO NGỌC THIÊN ĐƯỜNG GIỮA BIỂN KHƠI

PHÚ QUÝ- ĐẢO NGỌC THIÊN ĐƯỜNG GIỮA BIỂN KHƠI

        Phú Quý là một huyện đảo xinh đẹp cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 56 hải lý. Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ) là một hòn đảo có diện tích gần 16,4km², thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận.  
Dù vẫn còn mang vẻ hoang sơ và chưa được khai thác mạnh về du lịch, thế nhưng đó lại là một lợi thế cực kỳ thú vị của Phú Quý, khiến hòn đảo xinh đẹp này đang ngày càng hút hồn các bạn trẻ yêu du lịch bụi. Đến đây bạn có cơ hội nhìn ngắm khung cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp. Chẳng ai ghé thăm biển đảo mà lại bỏ về khi chưa ngắm hoàng hôn. Có thể mỗi người có một lý do, một dự định riêng khi ngắm hoàng hôn ở biển, nhưng đến Phú Quý rồi, dù bạn chẳng có lý do hay dự định gì thì bạn cũng chẳng thể rời mắt được cảnh hoàng hôn rực rỡ ở nơi này. Có rất nhiều điểm ngắm hoàng hôn đẹp trên đảo như: Bờ kè Ngũ Phụng, dinh Thầy Nại, vịnh Triều Dương,… tuy nhiên điểm ngắm hoàng hôn đẹp và phổ biến nhất là ở đỉnh núi của chùa Linh Sơn. Bởi từ đây bạn có thể phóng tầm mắt nhìn ra khung cảnh phía xa, nơi khi mặt trời buông xuống sẽ tạo thành những sắc cam đậm nhạt trên nền trời, trông rất ngoạn mục. Đặc trưng nơi đây người dân hiền lành chất phác và cực kỳ thân thiện và có cơ hội thưởng thức cua Huỳnh Đế với giá “bèo”...
Một góc biển ở Phú Quý
I. Thời điểm lý tưởng du lịch đảo Phú Quý
Thời điểm đẹp nhất để du lịch đảo Phú Quý là từ tháng 12 đến tháng 6, vào khoảng thời gian này biển khá êm và trong xanh, do vậy những bạn bị say sóng cũng sẽ giảm được nhiều khó chịu khi di chuyển bằng tàu.
II. Cách di chuyển ra đảo Phú Quý
Chỉ có một cách duy nhất để ra đảo là tới bến cảng thành phố Phan Thiết và đón tàu để tới Phú Quý, trước đây du khách phải mất 6 tiếng ngồi trên tàu Bình Thuận 16 hoặc tàu Bình Thuận 18 để tới đảo. Tuy nhiên vào ngày 8/9 vừa qua, tàu trung tốc mang tên Hưng Phát 26 ra đảo Phú Quý đã được đưa vào hoạt động giúp rút ngắn khoảng cách từ Phan Thiết ra đảo chỉ còn 3,5 tiếng. Điểm đặc biệt bạn cần lưu ý là không phải ngày nào cũng có tàu chạy ra đảo, mà tàu sẽ chạy dựa vào thời tiết, do vậy trước khi đi bạn nên liên hệ với cảng để xem lịch tàu chạy.
Tàu cao tốc
III. Phương tiện di chuyển trên đảo Phú Quý
Với diện tích rộng gần 16,4km², nên không có cách nào tuyệt hơn để khám phá đảo là vi vu trên một chiếc xe máy. Giá thuê xe máy trên đảo từ 100 – 120.000 đồng/ngày, tùy vào chất lượng xe, bạn có thể dễ dàng thuê xe ở ngay nhà nghỉ mình ở, bởi nhà nghỉ nào trên đảo cũng có kèm dịch vụ này. Điểm nhấn đặc biệt khác ở đây là mặc dù là đảo nhỏ, hoang sơ và không bao giờ thấy bóng dáng của cảnh sát giao thông nhưng người dân ở đây lại rất chấp hành luật giao thông. Do vậy, dù chạy xe máy đến bất cứ đâu trên đảo bạn nên nhớ luôn đội mũ bảo hiểm nhé.
IV. Những điểm tham quan nổi bật ở đảo Phú Quý
1. Vịnh Triều Dương: Là địa điểm quen thuộc với nhiều người dân địa phương và du khách gần xa, với bãi cát phẳng và rộng, trắng mịn, nước biển trong xanh, trên bờ có một rừng dương rợp bóng rất thích hợp cho du lịch dã ngoại.
Thành viên nhóm chúng tôi
2. Bãi Nhỏ – Gành Hang: Là một trong những bãi tắm đẹp của Phú Quý với hình lưỡi liềm được giới hạn bởi những mũi đá nhô ra biển. Bãi cát tuy nhỏ nhưng rất thoáng đãng và yên tĩnh. Nước biển ở đây trong xanh, ít ghe thuyền neo đậu, không khí trong lành, là nơi lý tưởng cho bất cứ du khách nào muốn hòa mình vào với thiên nhiên.
Kết quả hình ảnh cho Bãi Nhỏ – Gành Hang
ST
3. Chùa Linh Quang: Là di tích lịch sử cấp quốc gia tọa lạc trên một đồi cao tại thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh. Chùa được xây dựng vào thời Cảnh Hưng thứ 8 đến nay đã có hơn 250 tuổi. Hiện chùa còn lưu giữ các sắc phong của triều Nguyễn ban.
Ngôi chùa nhìn từ bên ngoài
4. Vạn An Thạnh: Tọa lạc trên một bãi cát trắng sát cạnh bờ biển thuộc làng Triều Dương, xã Tam Thanh, huyện Phú Quý. Hiện nay, tại Vạn An Thạnh còn lưu giữ gần 100 bộ xương cốt (gồm cá voi, rùa da). Có thể coi đây là một bảo tàng Hải dương học với những bộ sưu tập phong phú về cá voi.

5. Dinh mộ Thầy Nại Mũi Long Vỹ: Được xây dựng từ thế kỷ 17, đây được xem là chỗ dựa tinh thần của cư dân vùng biển.
Vách đá ở Mũi Long Vỹ
6. Ngọn Hải Đăng – Núi Cấm: Hải Đăng Phú Quý nằm trên ngọn núi Cấm với độ cao 108m so với mực nước biển, cách cảng 3km về phía Tây thuộc xã Ngũ Phụng. Trên đỉnh núi có ngọn đèn hải đăng thuộc loại lớn nhất Việt Nam.
Hải đăng
7. Chùa Linh Sơn – Núi Cao Cát: Là một quần thể thắng cảnh đẹp của Phú Quý. Núi Cao Cát được dân đảo xem như ngọn núi thiêng, tọa lạc ở phía Bắc đảo, nơi đây có tượng Phật Bà Quan Âm rất uy nghi được đặt trên đỉnh núi. Từ trên đỉnh Cao Cát, du khách có thể phóng tầm mắt xuống cả một vùng không gian rộng lớn quanh đảo.

 8. Chiêm ngưỡng “phong điện” khổng lồ: “Phong điện” là những chiếc quạt gió được xây dựng để tạo ra nguồn điện phục vụ cho người dân trên đảo. Trên đảo hiện có 3 cây quạt gió, được biết mỗi cây có chiều cao là 60m, và chiều dài của cánh quạt là 37m. Từ trên ngọn hải đăng và đỉnh núi chùa Linh Sơn bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những chiếc quạt gió khổng lồ này. Đặc biệt, đường ra tham quan những cây quạt gió này rất đẹp, một bên là biển, một bên là những hàng dương trồng dọc hai bên đường đi trông rất đẹp mắt.
Phong điện
Ngoài ra, hòn Tranh, hòn Trứng, hòn Đen, bờ kè Ngũ Phụng… cũng là những điểm đến hấp dẫn trên đảo Phú Quý.

V. Món ngon không thể bỏ qua ở đảo Phú Quý
- Đi đảo thì tất nhiên hải sản là món ăn hầu hết du khách không thể bỏ qua rồi, tuy nhiên ăn gì để khi nhắc đến món đó bạn sẽ nhớ về hòn đảo này thì không có món gì qua mặt: Cua Huỳnh Đế. Tới đảo Phú Quý bạn sẽ cơ hội được thưởng thức món cua đặc sản thơm ngon này vẫn còn sống với mức giá chỉ từ 350.000 – 400.000/1kg. Ngoài ra, gỏi ốc cũng là một món ăn đặc sắc trên đảo.
- Du lịch đảo Phú Quý không thể bỏ qua món cua mặt trăng nổi tiếng, loại cua này rất ngon và có thịt thơm đặc biệt là vào kỳ trăng mọc, thưởng thức với muối tiêu chanh.
- Phú Quý là đảo nên nổi tiếng về hải sản là điều không gì lạ. Nhưng đặc biệt là ở đây còn nức danh với món “bò nóng”. Bò Phú Quý được chăn thả, cho ăn cỏ tự nhiên nên thịt mềm ngọt, săn chắc, ít mỡ. Bò nóng ý chỉ thịt bò tươi được làm và bán hết trong ngày nên đảm bảo hương vị thơm ngon hơn hẳn. Khách có thể chọn thịt tươi tại chỗ, tự chế biến thành nhiều món đa dạng. Có thể kể đến món bò tái chanh cuốn rau sống, bò nướng thơm lừng da giòn mềm không dai, bò xào lăn, bò hấp gừng. Và không thể không nhắc món cháo bò. Đến đảo Phú Quý, du khách đừng bỏ qua món đặc sản độc đáo này.
Món bò tự chế biến

-------------------------------------------------------
LỊCH TRÌNH THAM KHẢO PHƯỢT ĐẢO PHÚ QUÝ

NGÀY 1: TP. HỒ CHÍ MINH – TP. PHAN THIẾT
Ăn sáng, cafe loanh quanh thành phố…
Bắt đầu di chuyển xuống cảng PHAN THIẾT để khởi hành ra đảo.

Tập trung ở cảng trước giờ khởi hành
Sau khi tàu cập cảng Phú Quý. Nếu bạn đặt thức ăn trước ở Homestay sẽ nấu bữa cơm trước cho các bạn. Nếu về sớm thì chiều có thể ghé quán Ông Già thưởng thức các món nhậu hải sản tươi ngon hay ghé quán Bò nóng Thanh Bình...
Chiều tối đến, các bạn có thể thuê xe máy ngao du một vòng quanh khu UBND Huyện, ra Bãi Doi Dừa (người ta hay gọi là Bia Liệt Sỹ) hay xuống Vịnh Triều Dương ngắm hòn Tranh và tắm biển. Các bạn mang một ít đồ ăn nhẹ để vừa ngắm biển về đêm vừa chuyện trò thư giãn bên bạn bè, người thân,...Sau đó có thể đi Cà Phê trên đường đi dạo nhâm nhi ly cà phê khuya.
Cột cờ chủ quyền
Đặc biệt với vị trí thuận lợi, sáng sớm hoặc chiều mát, các bạn đi dạo, bơi lội thoả thích ở bãi biển . Nếu thích đi xa một chút, quý khách đi xe máy xuống Bãi Doi Thầy tắm biển. Chú ý nhớ mang theo áo phao các bạn nhé...
Ngoài ra, có áo phao đồ lặn, dẫn đi Hòn Tranh, Câu Cá và những dịch vụ khác sẽ hướng dẫn. Homestay có áo phao cho bạn.

NGÀY 2: PHÚ QUÝ
Sáng dậy sớm, ăn sáng xe máy đi dạo gặp thì ghé ăn quán nào cũng được (không sợ bị chặt chém, hihi). Sau đó, các bạn ghé uống cà phê sáng bên quán Mộc Nguyên sẵn tiện đường lên Chùa Linh Sơn (Chùa Núi). Đây là một điểm đến lí tưởng nếu bạn định đi ngắm bình minh, tận hưởng cái mát của gió biển bốn bề, cái nắng nhẹ dịu sớm mai. Đến chùa, chúng ta có thể thắp nhan, xin xăm, lễ Phật,... Đứng trên núi, có thể nhìn bao quát hết Đảo nhỏ, xa xa Hòn Đen hiện rõ giữa biển nước mênh mông, những trụ cánh quạt điện phong quay nhẹ, ngọn núi Cấm với cột đèn hải đăng,... Với các view đẹp nhất sẽ là nguồn cảm hứng cho tinh thần “tự sướng” của các bạn, ghi lại những khoảng khắc đẹp của chuyến phượt đầy thú vị nhé.
Mũi Long Vỹ

Đá trầm tích núi lửa
Chào tạm biệt chùa Linh Sơn Tự, các bạn dạo qua Nhà Hàng Long Vĩ, đó cũng là đường ra Mộ Thầy. Nơi đây cũng là một điểm tham quan hấp dẫn du khách có view chụp hình đẹp, vừa ngắm biển xanh, ngắm chiếc ghe, chiếc xuồng ra vào bờ,… sẵn tiện ghé qua nhà hàng Long Vĩ, các bạn sẽ được phục vụ món ngon hải sản đánh bắt được tại biển đảo. Nếu không ăn trưa ở đây có thể liên hệ Bè Cá của ngư dân. Đến Bè Cá, các bạn thoả thích ngắm đủ loại cá, tôm,…bơi lội trong từng chiếc lồng. Ngoài ra, du khách được tự do chế biến thức ăn theo sở thích của mình. Trước tiên, các bạn phải liên hệ với chủ bè cá trước thử xem ở Bè đã có gì chưa? Nếu chưa thì trên đường đi có thể ghé chợ dọc đường mua thêm bánh tráng, đồ ăn thêm. Vì thường Bè Cá chỉ bán Tôm, Cua, Cá, Chình và cung cấp nước mắm, xong nồi để chế biến.
CHIỀU:
Kết thúc buổi tham quan, ăn uống ở Bè cá, trên đường về cứ chạy theo con đường vành đai hướng xuống Vịnh Triều Dương. Điểm dừng chân tiếp theo mà du khách không thể bỏ qua- Gành Hang - nơi có những tàn tích Núi Lửa để lại. Các bạn sẽ thích thú với những núi đá trầm tích với đủ hình thù lạ. Không có gì tuyệt vời hơn khi được ngắm biển, ngắm hoàng hôn xuống, ngắm chiếc ghe, chiếc xuồng đang ra khơi xa,... Có thể đi tiếp gặp Bãi Nhỏ - nơi có một bãi cát trắng, mịn. Hay đi tiếp vòng về phía trước, các bạn sẽ gặp Vịnh Triều Dương. Du khách có thể tung tăng vui đùa với biển, với sóng…

Bãi tắm nhìn từ xa
Sau khi tắm biển xong mọi người mệt thì mọi người về nghỉ ngơi. Nhớ xuống Cảng lấy vé vào giờ hành chính .
ĐÊM:
Buổi tối về có thể ghé quán Nhân, hay quán ông Già để ăn những món nhậu bình dân ở Đảo. Ở những quán này người ta bán những món hải sản. Hoặc tổ chức ăn chơi tại Homestay trước khi đi vào buổi sáng nói với Homestay nhờ họ mua đồ hải sản giúp mình như Cua Huỳnh Đế, Mực, Cá Mú, Cá Thu… Khi đi chơi về tự tay chế biến, rồi mua thêm đồ để ăn chơi. Mọi đồ nấu nướng đều có ở Homestay.
Ăn xong đêm có thể dạo quanh Đảo hoặc chơi ở Vịnh Triều Dương hóng mát.

NGÀY 3: PHÚ QUÝ- PHAN THIẾT
Nếu bạn về ngày này: Sáng đi ăn sáng và chuẩn bị lên Tàu về lại Đất liền./.
Các bạn còn ở thì tiếp tục nào…
Đi Hòn Tranh: Chuẩn bị: Nước uống, đồ ăn trưa, áo phao, kính lặn, nón chống nắng. Uống thuốc chống say trước nha..
Các bạn chuẩn bị tất cả mọi thứ chu đáo ( vì tại Hòn Tranh không có tiệm tạp hoá nào). Sáng sớm dậy ăn sáng rồi đi mua đồ để chuẩn bị đi Hòn Tranh. Liên hệ Giỏi hoặc Phong trước đó để làm thủ tục xin phép vì Đảo Quân Sự nên bị cấm khi đi phải có giấy phép.
Tất cả mọi người tập trung ở Cảng hoặc ở Vịnh theo yêu cầu của người hướng dẫn. Mọi người nhớ mang theo nón, khẩu trang,…
Ra Đảo tuyệt đối đi chung, không đi lẻ. Nếu tách ra lạc vào khu Quân Sự có thể sẽ bị bắt. Sóng điện thoại rất yếu nên có thể mất liên lạc. Không chụp hình vào khu vực Quân Sự mong mọi người thực hiện nghiêm theo chỉ dẫn của người dẫn. Khi đi tắm mọi người tắm chung, luôn mặc áo phao khi xuống nước, trông chừng lẫn nhau không đi ra xa bờ. Vì xa Hòn Tranh có nhiều nguồn nước rút nguy hiểm.
Chiều khoảng 15h thì về lại, lúc này mọi người thường rất mệt nếu không có thể chơi tiếp ở Vịnh Triều Dương nếu lúc đầu đi từ Vịnh Triều Dương. Sau đó về Homestay để tắm rửa. Nếu ăn cơm tối ở Homestay thì đặt chủ nhà sớm. Tối đến có thể đi Chùa Thạnh Lâm ở xóm Bầu để tham quan, sau đó đi cà phê. Ăn nhậu nếu muốn kêu Homestay, chủ nhà sẽ mua đồ nhậu giúp như Cá Đuối khô, Mực một nắng, Cá Thu Khô,…
Nếu không đi Hòn Tranh:
Chúng ta đi tham quan Ngọn núi Cấm: Ngọn núi cao nhất Đảo đứng hiên ngang với cột đèn Hải Đăng.
Sáng đi ăn sáng sau đó chuẩn bị leo núi… leo sẽ hơi mệt nếu bạn nào đuối sức thì lên chân núi dừng chân tại chùa Linh Bửu ở đó chơi chờ mấy bạn khác leo núi. Không thì cứ đi chung chừng 25phút là leo lên đỉnh núi chỗ Đuốc Bác, lên đến nơi thường là trời nắng nên chuẩn bị nón nha. Đứng trên núi cao, các bạn sẽ tận mắt nhìn bao quát Đảo. Sau đó di chuyển tiếp lên Ngọn Hải Đăng. Trước tiên, các bạn xin phép các anh hải quân trạm RAĐA để được lên Ngọn Hải Đăng tham quan. Ở đây núi cao rất gió nên mọi người đi cẩn thận nha.
Đến trưa, các bạn muốn ăn gì đó cho bữa trưa rồi, kiếm gì ăn thôi. Bạn đã thử ăn Thịt Bò nóng thui rơm chưa? Nếu bạn muốn ăn Bò Đảo thì ghé Quán Bò Nóng Thanh Bình nhớ gọi điện thoại đặt Bò trước vì quán này rất đông. Thịt bò ở Đảo thịt thường ngọt hơn, mua theo kg rồi tự nướng hoặc ăn tái chanh (Người Đảo thường ăn món tái chanh này đặt sản thứ 2 ở Đảo sau cua Huỳnh Đế, họ ít ăn bò từ Đất Liền).
Ăn xong cũng chiều rồi mọi người thường rất mệt và muốn nghỉ ngơi sau 2 ngày chiến đấu. Về nghỉ tý rồi đi tắm biển lặn San Hô. Trước Homestay bão biển lặn ra xa tý là những rạn san hô. Khi đi lặn, du khách phải có người dẫn, tuyệt đối không đi riêng. Thuê thêm người bơi Thúng ra rồi lặn. Rạn san hô ở Đảo còn rất nhiều, mọi người thường lặn buổi chiều hoặc đi đánh cá.
TỐI:
Cùng quây quần bên chiến lợi phẩm chiều nay đánh bắt được, mua thêm ít đồ ra bãi biển trước Homestay nướng cá lên rồi nhâm nhi ca hát.
Hoặc theo thuyền của chủ nhà Homestay đi câu mực Đêm. Có thể thuê đi nếu đi số lượng nhiều.

NGÀY THỨ 4:
Sáng đi ăn sáng mua thuốc chống say Tàu chuẩn bị vì lại Phan Thiết.
Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ Tại Đảo Phú Quý với Homestay. Người dân ở Đảo thân thiện nên trên đường đi du khách cứ hỏi họ nếu không biết địa điểm.
Note: Nếu bạn không đủ thời gian thì có thể đi trong 2,5 ngày cũng khá trọn vẹn.

Ảnh minh họa:
Góc chụp ở cột cờ chủ quyền trên đảo

Rong và san hô

Biển phẳng lặn

Chùa Linh Sơn

Góc nhìn từ chùa Linh Sơn

Bãi biển gành hang

Thưởng thức hải sản trên bè

Tạo dáng

Phía dưới cột cờ chủ quyền

(Cavicu TH)



CÔN ĐẢO- HÒN ĐẢO QUYẾN RŨ NHẤT HÀNH TINH


CÔN ĐẢO- HÒN ĐẢO QUYẾN RŨ NHẤT HÀNH TINH
      
     Côn Đảo với núi non hùng vĩ, thiên nhiên hoang sơ tràn ngập hương vị của biển là ấn tượng đầu tiên của mỗi du khách khi đặt chân Côn Đảo . Đó chính là lý do tại sao Côn Đảo được lọt vào danh sách “Một trong mười hòn đảo quyến rũ nhất hành tinh” do Tạp chí du lịch Lonely Planet vừa công bố. Chỉ vẻn vẹn 76 km2, Côn Đảo có 200km đường bờ biển với hàng chục bãi tắm đẹp và hoang sơ  như bãi Nhát, An Hải, Đầm Trâu, Lò Vôi, Suối Ớt,… luôn đem lại cảm giác thích thú, mới lạ cho du khách tới đây.


Sixsen Côn đảo


Côn Đảo có nhiều bãi biển đẹp nhưng không thể không nhắc đến Đầm Trầu, một bãi biển gắn liền với sự tích chàng Cau và nàng Trầu. Đến với Đầm Trầu, du khách có thể thỏa thích tắm biển và tận hưởng làn nước trong mát của bãi biển được nhiều người nhắc đến này. Vịnh Côn Sơn bao gồm hệ thống 14 hòn đảo nhỏ to khác nhau với chuỗi hòn Tài, hòn Trác, hòn Thỏ, … quây quần như một đại gia đình và hòn Bảy Cạnh, Bông Lan, hòn Cau, hòn Trứng, hòn Tre… hùng vĩ giữa khơi xa, là những hòn đảo tạo nên vẻ đẹp thơ mộng cho Vịnh Côn Sơn và là khu bảo tồn sinh thái biển với các rạn san hô ít có nơi nào có thể sánh được về mật độ và chủng loại.

Bãi biển sang trọng Sixsen
Hòn Bảy Cạnh là hòn đảo lớn thứ hai trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo, có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất Việt Nam. Mỗi năm có đến hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh, với thành phần động, thực vật rừng rất phong phú.
Bãi biển nơi đây
Côn Đảo ngày càng phát triển nhưng vẫn không mất đi nét đẹp hoang sơ và bí ẩn. Đặc biệt môi trường ở đây vẫn trong lành, sạch đẹp với biển xanh cát trắng. Đến với Côn Đảo, mọi người không thể bỏ qua nghĩa trang Hàng Dương, nơi an nghỉ của Võ Thị Sáu, Nguyễn An Ninh, Lê Hồng Phong cùng hơn 2.000 ngàn mộ liệt sĩ khác. Di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo có 19 điểm chia làm hai thời kỳ, các trại giam thời Pháp và Mỹ – ngụy. Khu di tích chuồng bò, khu di tích bãi sọ người là nơi lưu giữ bằng chứng về tội ác của thực dân.

Đường xá nơi đây
Đền thờ bà Phi Yến (Thứ phi của chúa Nguyễn Ánh) hay còn gọi là An Sơn Miếu cũng là nơi nên đến lễ và thăm viếng.
An sơn miếu
Miếu và mộ của hoàng tử Cải (hoàng tử Hội An) ngay gần sân bay Côn Đảo.
Chùa Núi Một, ngôi chùa có phong thủy đẹp bậc nhất Việt Nam, tựa lưng vào núi và nhìn xuống đầm sen rộng mát, phía xa xa là biển rộng bao la.
Thành viên nhóm chúng tôi
A. DI CHUYỂN
Côn Đảo cách Vũng Tàu 97 hải lý (180km). Có hai cách để đi đến Côn Đảo là bằng đường bộ + đường thủy hoặc đường hàng không.
+ Bằng đường bộ – đường Thủy
Tàu thủy xuất phát từ cảng Cát Lở (Tp.Vũng Tàu), tàu chạy khoảng 12 tiếng thì đến cảng Bến Đầm (Côn Đảo). Thời điểm xuất phát lúc 17h00 và đến nơi vào 5h00 sáng hôm sau. Hiện có 2 tàu khách Côn Đảo 9 và Côn Đảo 10 có giường nằm máy lạnh hoặc ghế ngồi. Giá vé khoảng 150.000 – 200.000VND/vé/người. Hai tàu này chỉ hoạt động trong điều kiện thời tiết tốt. Phòng vé tàu biển: 1007/36 đường 30/4, P11 – Vũng Tàu, ĐT: 064.838684 (tại Vũng Tàu ); ĐT: 064.830619 (tại Côn Đảo) đặt trước 2 – 3 tuần.
+ Máy bay
Có các chuyến bay từ sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM đến sân bay Cỏ Ống, Côn Sơn (Côn Đảo). Thời gian bay khoảng 45 phút của hãng Vasco hoặc Airmekong. Giá vé thấp nhất từ 2.100.000VND/vé khứ hồi.
Tương tự, bạn có thể bay từ sân bay Cần Thơ/sân bay Nội Bài, Hà Nội đi Côn Đảo. (thời gian bay chỉ khoảng 30 – 60 phút). Giá vé lần lượt từ: 1.826.000VND/vé khứ hồi và 3.400.000VND/vé khứ hồi.
Sân bay 
B. LỊCH TRÌNH THAM KHẢO CUỐI TUẦN

1. Thứ sáu
- ĐI TÀU :16h tập trung tại Cảng Cát Lở Vũng Tàu nhận vé ( phương tiện đi lại từ SG xuống Vũng Tàu tự túc)
Cảng cát lở
17h tàu khởi hành đi Côn Đảo
- MÁY BAY: khởi hành lúc 13:30 HCM-CÔN ĐẢO
Đến nơi thăm thú, chụp choẹt, tắm táp, ăn tối, chơi bời, ngủ nghỉ...
Nếu đi máy bay tới sớm nhận xe máy trước:
- Vòng về khám phá bãi Ông Đụng, lòng vòng xung quanh.

Đường đi xuống bãi Ông Đụng

Đường xá Côn đảo
2. Thứ bảy
- 6h sáng tàu cập bến, mọi người chuẩn bị hành lý sau đó đi ăn sáng
- 8h30 nhận phòng KS, hoặc mang lều ngủ đêm
- 9h30 tập trung tại sảnh khách sạn,  đi tham quan bảo tàng di tích Côn Đảo, nhà tưởng niệm cô Sáu

Bảo tàng Côn đảo
- 10:00 tham quan các điểm di tích lịch sử. Chạy Lòng vòng tham quan Mếu bà. Hồ nước. Bãi Nhát...
Hồ sen
- 11h ăn trưa tại nhà hàng Sài Gòn – Côn Đảo, nghỉ ngơi
- Chuồng cọp kiểu Mỹ: hay còn gọi là trại Phú Bình với các dãy phòng giam nhỏ hẹp và ẩm thấp được xây dựng vào năm 1971. Nơi đây chủ yếu tra tấn tù nhân về tinh thần. Là nơi nhận được tin Sài Gòn giải phóng đầu tiên.

Một khu giam giữ
- Khu biệt lập Chuồng Bò: Được dùng để chăn nuôi bò qua thời Pháp và Mỹ. Nơi đây dùng để tra tấn bằng cách ngâm tù nhân vào trong hầm phân bò.


- 17h về khách sạn nghỉ ngơi
- 18h ăn tối tại nhà hàng Thu Tâm – nhà hàng lớn nhất tại Côn Đảo
Buổi tối: các bạn tự do khám phá Côn Đảo về đêm
23h30 tập trung tại sảnh KS để đi viếng mộ Cô Sáu

Hoặc đổi lại buổi trưa đón tàu qua thăm hòn 7 cạnh lặn ngắm san hô, lên hải đăng, xem Vích biển.
Trên hải đăng 7 cạnh
3. Chủ Nhật
- 7h: ăn sáng
- 8h đi tham quan hệ thống di tích nhà tù Côn Đảo theo trình tự sau:
• Dinh chúa Đảo: Tham quan cơ ngơi của các đời chúa Đảo. Nghe thuyết minh tổng thể Côn Đảo xưa và nay. Xem các hiện vật gốc được trưng bày.
• Trại Phú Hải: là trại tù cổ kính và lâu đời do thực dân Pháp xây dựng. Nơi đây nổi tiếng với hầm xay lúa, khu biệt giam và khu đập đá Côn Lôn …


• Chuồng cọp kiểu Pháp: Hay còn gọi là trại Phú Thọ, là tâm điểm nhà tù Côn Đảo. Khám phá hệ thống Chuồng Cọp kiên cố được xây dựng ẩn giữa các tòa nhà như mê cung. Xem chuồng cọp và nghe mô tả các hình thức tra tấn thể xác các tù nhân.
• Miếu bà Phi Yến: hay còn có tên chữ là An Sơn Miếu. Bà Phi Yến là thứ phi của chúa Nguyễn Ánh, là 1 trong 2 người phụ nữ bảo trợ tâm linh cho người dân Côn Đảo. Viếng Miếu, nghe kể chuyện về Bà và tìm hiểu câu hát ru “gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu đời đắng cay”.

Đi ngang qua Bãi Tàu bể

- Ăn trưa
- 13h30  đi tham quan Bãi Đầm Trầu, 1 trong những bãi biển đẹp nhất của Côn Đảo, các bạn tự do tắm biển, ăn hải sản.
Một góc Đầm trầu
MÁY BAY khởi hành lúc 15h CÔN ĐẢO-HCM
TÀU :-16h có mặt tại bến tàu làm thủ tục trở về đất liền, kết thúc chương trình.



(Cavicu )

Monday, November 28, 2016

MŨI YẾN BÌNH THUẬN- NGUYÊN VẸN NÉT HOANG SƠ

MŨI YẾN BÌNH THUẬN- NGUYÊN VẸN NÉT HOANG SƠ

        Mũi Yến - Mũi Né , một địa danh hoang sơ nhưng lại cực kỳ đẹp mà rất ít du khách biết tới. Mũi Yến có 4 đỉnh núi và một nơi ngoài sa mạc, đều là những bãi đất bằng lớn, rộng bằng cả sân trực thăng, rất thích hợp để dựng lều. Sa mạc khô cằn, bất tận đầy cám dỗ. Nơi đây chưa xuất hiện phổ biến trên bản đồ du lịch của Việt Nam nhưng lại là địa điểm tác nghiệp của nhiều nhiếp ảnh gia và phượt thủ. Chỉ cần đặt chân đến Mũi Yến bạn sẽ phải trầm trồ với vẻ đẹp vừa hoang sơ, vừa hùng vĩ mà thiên nhiên đã ưu ái, ban tặng cho vùng đất “đầy nắng và gió” Bình Thuận.
Đường vào Mũi Yến
Mũi Yến – là một mỏm đá hoang sơ, cao khoảng 30m so với mặt nước biển, một địa điểm còn rất mới ở Bình Thuận mà ngay cả dân địa phương hay dân phượt chuyên nghiệp cũng không nhiều người biết đến. Bởi lẽ, Mũi Yến ẩn mình khá kỹ trong hoang mạc khắc nghiệt. Vì vậy, để đến được với vùng đất khiến nhiều người “chết mê chết mệt” này là cả một hành trình chinh phục vất vả, thử thách. Cảm giác đi giữa những con đường thẳng tắp đầy cát, gió rít lên từng hồi, những nhánh xương rồng, gò cỏ chập chùng hai bên đường khiến ta có cảm giác đang lạc vào hoang mạc .

Nơi cắm trại tuyệt vời nhất
Ẩn đằng sau một hoang mạc khô cằn ấy lại là một thiên đường Mũi Yến đẹp đến lạ thường, với những khoảng không rộng lớn và những mỏm đá nhấp nhô. Không hiện ra bởi khung cảnh hiền hòa, thơ mộng mà Mũi Yến lại khoác lên mình một nét đẹp đầy hoang dã và bí ẩn. Những con sóng vỗ mạnh vào các mỏm đá lớn tạo nên một cảnh tượng hùng vĩ, đẹp đến nao lòng, khiến những người đến đây không thể không thốt lên 2 chữ “quá tuyệt”.
Đoạn đường không xa nhưng đem đến cho cảm giác như đang lạc ở sa mạc. Con đường cát trải dài tít tắp, xen giữa những gò cỏ dài, chập chùng khó đi. Xe chạy thong thả mà cái nắng, cái gió, cái mặn xứ biển cứ bám rít lấy người như sợ chúng tôi đi mất. Địa hình này chỉ thích hợp với xe nhỏ, chứ xe du lịch to không thể xông pha vào đây. Đấy cũng là lý do vì sao nơi đây khó có thể trở thành địa điểm du lịch được, chỉ dành cho ai thích khám phá và vững tay lái thôi. Càng phấn khích hơn khi nghe: “Nơi đây đã từng được lấy làm bối cảnh rất phiêu trong phim Lửa Phật chứ đâu!”.


Thành viên nhóm chúng tôi
Vượt hết đoạn đường cát, là đến mũi Yến. Dù khá khó đi nhưng đường đủ phẳng và rộng để xe có thể lên tận đỉnh mà không phải lội bộ. Nên hạ trại ngay trên khoảng bằng phẳng này để thưởng ngoạn thiên nhiên. Giữa mây trời bao la, dưới chân là biển cả với những con sóng vỗ mạnh vào các mỏm đá lớn tạo nên một cảnh tượng hùng vĩ, đẹp đến nao lòng. Đúng như kế hoạch, chúng tôi cắm trại qua đêm tại mũi Yến để có được cảm giác hòa mình vào thiên nhiên một cách hoàn hảo nhất. Bãi biển nơi đây cực kỳ vắng vẻ, bạn có thể thoải mái ngâm mình, đùa giỡn dưới làn nước trong xanh, mát rượi nhưng lưu ý là sẽ không có nhà tắm nước ngọt để tắm lại.
Bãi biển 

Nhìn lên đồi cát

Mũi Tanobi

 Đêm trăng thanh, biển tĩnh lặng, xuống các mỏm đá ven biển thả câu, bắt và nướng cá ngay tại chỗ. Bữa đó, nếu may mắn sẽ câu được cá bò da, loại cá chỉ sống trong những rạn san hô. Sau khi lột bỏ phần bị nướng khét bên ngoài, chúng tôi được thưởng thức thịt cá dai và ngọt đậm đà, ngon tuyệt cú mèo! Sáng sớm hôm sau, thật tuyệt vời khi được tận hưởng cảm giác chỉ cần ngồi trong lều, vén cửa ra là có thể đón những tia nắng đầu tiên. Ở phía xa, mặt trời đỏ ối từ từ mọc lên trên mặt biển, phủ lên mũi Yến một lớp ánh sáng vàng lộng lẫy.

Hướng dẫn đường đi từ Mũi Né đến Mũi Yến:
Mũi Yến cách Tp.HCM khoảng 240km , nếu đi thẳng ra tới Mũi Yến để cắm trại thì chỉ mất 5 tiếng (tốc độ vừa phải). 
Một cách hay là bạn nên ra Phan Thiết ngủ đêm, sáng hôm sau đi mua đồ ăn, hải sản, nước uống, thuê lều,…vật dụng cần thiết khởi hành hạy xe máy ra khu Bàu Trắng. Chạy tới Bàu trắng chụp hình, lên đồi cát. ( Chơi tầm 3h chiều khởi hành vào mũi Yến).
Hoặc có thể chạy thẳng ra đồi cát Hòa Thắng rất hoang sơ vì ít khách du lịch. Chơi bời chụp choẹt ăn trưa. Tầm 3h khởi hành vào Mũi Yến.

Đồi cát Hòa Thắng

Từ đồi cát nhìn xuống

Một làng gần đồi cát

 Từ Ngã 3 Bàu Trắng mình rẽ vào hướng Bàu Trắng. Chúng ta chạy tầm 3km nữa sẽ gặp 1 hồ bên tay phải gọi là Bàu Ông, bên tay trái gọi là Bàu Bà (hay còn gọi là Bàu Trắng), hướng ra bắc nhớ không phải tuyến chạy về phan thiết nha, chúng ta chạy qua khỏi hồ tầm 400m thấy 1 ngã rẽ, vì chổ này không cột mốc, không chỉ dẫn , chỉ có dân địa phương biết à, mình có lưu ý ở dưới hình rồi, vì ở nhã rẽ duy nhất có cắt đường là ngã ba chắc có lẽ nó củng có dự án làm tour du lịch. Chú ý khu rừng tram ven đường bên phái tay phải, có ngã rẽ.

Chúng ta chạy vào trong, tranh thủ lượm củi khô ở rừng tràm để tối nấu nướng. Tiếp tực chạy vào đường rất khó đi, chạy từ từ, chạy chạy và chạy, gặp 1 căn nhà rườn bỏ hoang, chạy nữa chạy mãi, gặp ngã ba đầu tiên quẹo trái và chạy mãi sẽ tới mũi yến, nơi quay bài Destiny, nếu không quẹo trái chạy thẳng nữa, đó là đường lên đồi.

Nếu các bạn chọn Mũi Yến cấm trại thì quẹo trái đầu tiên chạy tới khi nào gặp 1 bãi cát lún lúc đó đừng chạy nữa nhé để xe đi bộ xuống dưới cắm trại nhé, chứ chạy xuống chắc lên phải cả hội đẩy lên á, khi xuống dưới cắm trại chúng ta di chuyển về bên phải tới sát mé biển mà cắm nhé ở đó an toàn không gió to, và đặc biệt sáng chúng ta thể dục thể thao chạy leo núi.
Nên chọn bãi cắm trại tránh gió, bắt đầu hạ trại, chuẩn bị đồ ăn cho buổi tối.


Leo lên đỉnh


Tác giả ở cung đường đầy nắng gió
Ngắm hoàng hôn
Tận hưởng trăng sao lấp lánh trên bầu trời.
Ngủ đêm
Sáng dậy ngắm bình minh, ăn sáng.
Trở về lại trung tâm. Kết thúc chuyến đi
Thời gian đẹp nhất để tận hưởng vẻ đẹp nơi đây bạn khởi hành từ 3:00Pm và cảm nhận từ 3:00PM đến 9:00AM hôm sau.

(Cavicu TH)



Thursday, November 24, 2016

KỲ 4: MYANMAR- KHÁM PHÁ CHÙA NÚI VÀNG GOLDEN ROCK KYAIKHTIYO - BAGO

KHÁM PHÁ CHÙA NÚI VÀNG GOLDEN ROCK KYAIKHTIYO - BAGO

I. GIỚI THIỆU

1. Hòn đá vàng Golden Rock (KYAIKHTIYO)

Golden Rock nằm cách Yangon hơn 200 km luôn hấp dẫn du khách khi đến xứ sở này bởi sự "kỳ lạ" của hòn đá được dát bằng vàng nằm ở độ cao 1.100 m. Tảng đá có vẻ sắp lăn xuống núi nhưng lại rất vững chắc và khó bị xê dịch dù chỉ tiếp xúc với ngọn núi vẻn vẹn 78 cm2.
Người Myanmar giải thích sự bền vững này là nhờ thần Tawadeintha đã dùng con thuyền thần trục vớt hòn đá và chở nó lên đỉnh đồi. Chiếc thuyền và dây thừng được biến thành đá và nằm cách Golden Rock khoảng 300m để giữ hòn đá không rơi.
Vì vậy người dân nơi đây rất tin vào sự linh thiêng, thường quỳ lạy và ôm hôn hòn đá. Họ tin rằng điều đó sẽ giúp họ trở nên giàu có, thịnh vượng. Với nhiều du khách, được ngắm hoàng hôn và đón bình minh, ngắm hòn đá cheo leo trên vách núi là một điều thú vị. Trong bóng chiều, Golden Rock trở nên lung linh và huyền ảo.

Tảng đá huyền thoại
2. Vùng Bago tại Myanmar.

Theo truyền thuyết, Bago được tái thiết bởi Đức vua Bodawpaya (1782 – 1819), nhưng sau đó một con sông đã thay đổi địa hình thành phố làm cho Bago bị tách biệt với vùng biển. Hiện nay, Bago không chỉ được biết đến với công nghiệp làm thuốc lá mà còn là địa danh có nhiều công trình kiến trúc lâu đời với giá trị lịch sử cao thu hút đông đảo du khách. 
-Chùa Kyaik Pun – nơi có 4 tượng Phật to lớn ngồi đấu lưng vào nhau và dựa vào một cột hình vuông. Được xây dựng lần đầu vào năm 1476 TCN bởi vua Dhammazedi, một bức tượng nguyên thủy đã bị phá hỏng trong trận động đất năm 1930. Tuy nhiên, Chính phủ Myanmar đã cho trùng tu và khôi phục. Các điểm chính nơi đây
-Tượng Phật nằm Shwethalyaung –  ngôi chùa nổi tiếng với bức tượng Phật nằm khổng lồ - là bức tượng lớn thứ 2 thế giới được xây dựng năm 994 dưới thời vua Miga Depa. Bức tượng này có chiều dài 55m và cao 16m.
-Chùa Shwe Maw Daw – nơi lưu giữ xá lợi tóc và răng của Đức Phật cách đây hàng ngàn năm, có ngọn tháp cao tới 114m,  đã thay đổi về kiến trúc nhiều lần qua những biến động của thời gian và lịch sử. Bức tượng Shwethalyaung Buddha được tạo dựng khoảng năm 994 và được phục hồi năm 1881.
-Cung điện Kanbawzathardi – cung điện cổ xưa được xây dựng dưới thời đức vua Bayinnaung và là một trong những điểm thu hút du khách nhất tại Bago. Theo sử sách cũ, cung điện đầu tiên có 76 phòng và các đại sảnh, sau đó bị thiêu hủy vào năm 1559. Giới khảo cổ đã khai quật vị trí cung điện vào năm 1993 và khám phá những nền móng bằng gạch và chân cột của cung điện cũ. Nhiều cột trụ bằng gỗ tếch có câu khắc và 1800 hình ảnh Đức Phật bằng đá vôi cũng được tìm thấy. Dấu vết đổ nát của những vách tường cùng 20 cái cổng vẫn còn đến ngày hôm nay. Hai đại sảnh Great Audience Hall và Bee Throne Hall cũng đã được xây dựng lại theo sơ đồ.
Ngôi chùa ở Vùng Bago
II. LỊCH TRÌNH CỦA CHÚNG TÔI

·         Hành trình đến tảng đá vàng huyền thoại của Myanmar. Khoảng cách 220km/ chiều
- 5: am anh chàng MIN MIN đón chúng tôi tại bến xe Bus Mingalar.
·         - Trên đường di chuyển chúng tôi ghé qua :

·         Nghĩa trang, tượng đài kỷ niệm lính Anh tử chiến trong chiến tranh.

Nghĩa trang thế chiến
·        Tượng phật 4 mặt tại Bago.
Lối lên 

Thành viên nhóm chúng tôi
·         Tượng phật nằm Bago



·         Chùa lớn nhất Bago có kiến trúc tương tự Chùa Swedagon tại Yagon.


·        Hàng cây bồ đề dưới mỗi gốc có một bức tượng phật, có 9999 tượng phật dưới mỗi gốc cây nhưng đã bị lấy trộm.




·         10h30 chúng tôi đến chân núi làng Kinpum. Ăn trưa ở nhà hàng Sar. Giá 1.800 Kyat/ cơm.

- Di chuyển ra bến tập kết, ngồi lên xe thùng để lên núi, ngồi phía sau chèn ép 2500 kyat/ pax, chúng tôi chọn ngồi ở Cabin là 3.000 kyat/ người, tránh nắng, và quan trọng là sẽ được chở thẳng lên núi, nếu là người nước ngoài sẽ phải xuống xe ở một trạm và đi bộ thêm 1 tiếng nữa mới tới. Mất 45 phút cho xe chạy lên gần tới đỉnh.
Ngồi Cabin tài xế thì giá tiền cao hơn 

- Đến đỉnh núi, có dịch vụ khiêng kệu, gánh đồ...
·         Qua cửa an ninh khám người và túi xách như ở sân bay.
·         - Giá vé vào cổng là 6.000 kyat đối với ng nước ngoài, nếu bạn mặc Longi và xoa Thanakha thì se ko tốn vé vì giống ngừoi Myanmar.
·         - Chú ý vào đền hay chùa thì phải bỏ giày dép, đi rất nóng chân, có thể bị phỏng đi ở ngoai sân.
Khách sạn trên núi
 ·         - Mua vàng miến dán vào tảng đá vàng, 1750 kyat/ 5 miếng. Chỉ có nam mới được phép vào sờ tản đá.
Vàng lá
Tác giả dưới tảng đá vàng

·         - Trên gần chùa có nhiều khách sạn, nhà nghỉ nhưng giá cực mắc.
Nếu bạn là dân Photo, hay thích ngắm bình minh, hoàng hôn thì nên ở lại trên đỉnh.
-15 h chúng tôi xuống núi, vẫn chọn ngồi trước Cabin.
·         MIN MIN SOE đợi chúng tôi ở dưới chân núi. di chuyển về Yagon.
Kết thúc hành trình.

(Cavicu)