This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Monday, December 26, 2016

ĐI BỤI VỊNH HẠ LONG- MÓNG CÁI- ĐÔNG HƯNG

KHÁM PHÁ VỊNH HẠ LONG- MÓNG CÁI- ĐÔNG HƯNG

I. VỊNH HẠ LONG   (DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI)
    Vị trí: Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần phía tây Vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam giáp đảo Cát Bà, phía tây giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông).
Vịnh Hạ Long



Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc.

Giá trị thẩm mĩ: Vịnh Hạ Long nổi bật với hệ thống đảo đá và hang động tuyệt đẹp. Đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ Long. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình Carxto bào mòn, phong hoá gần như hoàn toàn tạo ra một Hạ Long độc nhất vô nhị trên thế giới.
Hàng trăm đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh động: hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn Lư Hương... Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp gắn với nhiều truyền thuyết thần kỳ như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung... Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là "kỳ quan đất dựng giữa trời cao”.


Bên trong hang


Hòn Trống Mái


Bến tàu Hang Đầu Gỗ
Giá vé tham quan vịnh Hạ Long (đơn vị tính: đồng): Phí tham quan vịnh được áp dụng cho từng tour cụ thể:

Tuyến tham quan vịnh
Giá vé cho 1 người lớn
Giá vé cho 1 người Việt Nam cao tuổi
Giá vé cho 1 trẻ em
Tuyến 1:Động Thiên  Cung – Hang Đầu Gỗ - Hòn Chó Đá - Làng chài Ba Hang - Hòn Đỉnh Hương - Hòn Trống Mái (Cặp Gà) - Làng chài Hoa Cương
80.000
40.000
40.000
Tuyến 2:Hang Sửng Sốt, Đảo Ti Tốp (hoặc Hòn Soi Sim) - Động Mê Cung - Hồ Động Tiên (hoặc Hang  Trống hoặc Hang Trinh Nữ hoặc Hang Bồ Nâu hoặc Hang Luồn)
90.000
45.000
40.000

II. MÓNG CÁI:
       Khi nghĩ về miền địa đầu Đông Bắc Tổ Quốc Việt Nam, hai từ Móng Cái từ lâu đã ẩn sâu trong tiềm thức bao người con đất Việt. Một bức tranh thủy mặc trên đất hùng thiêng - Nơi đặt nét bút đầu tiên vẽ nên non sông gấm vóc. Móng Cái xưa gọi là Mang Nhại, là thành phố nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, có vị trí địa lý lợi thế, có vai trò chiến lược quan trọng về địa chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh và đối ngoại. Được thiên nhiên ưu ái bán tặng nhiều bãi biển tuyệt đẹp, quyến rũ; nhiều di tích lịch sử văn hóa độc đáo cùng với cửa khẩu quốc tế và hệ thống chợ, trung tâm thương mại sầm uất, hệ thống nhà hàng khách sạn từ bình dân tới cao cấp 5 sao, Móng Cái từ lâu đã là điểm đến nổi tiếng với du khách trong cả nước và quốc tế.

Kết quả hình ảnh cho Trà cổ
Khám phá Móng Cái lộ trình: Hà Nội – Móng Cái – Trà Cổ
Từ Hà Nội bạn có thể đi bằng phương tiện cá nhân theo đường 5, rẽ ra đường Quốc lộ 1B (đi Lạng Sơn đường mới) đến Bắc Ninh rẽ phải theo Quốc lộ 18 đi Phả Lại. Đến gần Hạ Long có biển chỉ đường đi qua cầu Bãi Cháy, chạy từ Hạ Long lên Móng Cái theo Quốc lộ 18 khoảng 180km. Đến Móng Cái bạn đi khoảng 12km là đến biển Trà Cổ. Tuy nhiên theo kinh nghiệm du lịch Móng Cái thì cách tốt nhất là ra bến xe Mỹ Đình bắt xe đêm Hà Nội – Móng Cái giá vé dao động từ 100.000 – 150.000 đồng/người. Sau đó thuê xe máy hoặc bắt taxi đi mua sắm, tham quan chợ ở Móng Cái. Móng Cái có 6 chợ : Chợ Trung tâm, chợ 2, chợ 3, Vinh Cơ 1, Vinh Cơ 2 và chợ Togi. Bạn có thể vừa tham quan mua sắm vừa ăn uống tại chợ 3 Móng Cái hoặc các quán ăn quanh thành phố. Buổi chiều có thể thuê xe, bắt taxi hoặc xe buýt đi Trà Cổ, cách thành phố Móng Cái 8 – 9 km. Bãi biển Trà Cổ rất đẹp, cát sạch mịn, nền cát cứng và rộng cho tham tha hồ nghịch cát và tắm biển.
Cồn Mang cách Trà Cổ khoảng 6km, đây là điểm đón bình minh và hoàng hôn lý tưởng mà nhiều người thường lui tới. Bờ biển Cồn Mang mịn, các bạn có thể đi xe máy, xe đạp trên bờ biển mà không sợ sụt lún. Trên đường về bạn cũng có thể ghé qua nhà thờ Trà Cổ hoặc mũi Sa Vĩ, nơi có thể nhìn thấy được vùng đất Trung Quốc.
Buổi tối, bạn có thể ăn ở Trà Cổ rồi mới về Móng Cái. Sau khi ăn tối, có thể đi uống cà phê ở nhà hàng xoay (tầng cao nhất của khách sạn Cao Su) hoặc ra cầu Ka Long, ngắm Móng Cái và toàn cảnh vùng biển từ trên cao.
Những điểm du lịch đáng đi:
1.      Cửa khẩu quốc tế Móng Cái với thời gian mở cửa từ 6h đến 19h hàng ngày. Dịch vụ làm giấy thông hành dẫn tour cực kì phổ biến và giản tiện để quý khách có thể thực hiện chuyến du lịch qua biên giới hợp lệ.
2.     Đền Xã Tắc trước kia còn có tên gọi là Đàn miếu Xã Tắc Đại vương tọa lạc tại phường Ka Long, thành phố Móng Cái. Hiện nay, tại đền còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị trong đó tiêu biểu nhất là các bức hoành phi, câu đối và 3 tấm bia đá. Đền đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2005.
3.     Mũi Sa Vỹ (cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vỹ) hay còn gọi là mũi Gót là mũi đất ở cực đông bắc Việt Nam thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái. Đứng ở mũi Sa Vĩ, quý khách phóng tầm mắt ra xa có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp hình lưỡi liềm của bờ biển Trà Cổ.
4.   Biểu tượng du lịch ngã ba Trà Cổ - Bình Ngọc là cụm biểu tượng điêu khắc bằng đá bao quanh một trụ đỡ bằng bê tông cốt thép với các chi tiết kiến trúc nghệ thuật như khắc họa ở đỉnh trụ, họa tiết trang trí ở phần chân đế…
5.     Sân Golf Vĩnh Thuận nằm ngay trung tâm bãi biển Trà Cổ, sân Golf được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, chạy dọc theo bờ biển dài 3km. Sân có đường bóng 18 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế và phong cách Links. 72 gậy với tổng chiều dài đường bóng là 7204 Yards; sân cỏ rộng với diện tích 2.000.000m2. Ðây là sân Golf bờ biển đầu tiên ở nước ta với hai sân riêng biệt: một sân tập luyện và một sân thi đấu.
6.    Đình Trà Cổ được xây dựng vào năm Quang Thuận thứ 2 (1462) là công trình kiến trúc độc đáo được coi là “cột mốc văn hóa Việt”. Đình thờ Thành Hoàng làng là 6 vị Tiên Công người Đồ Sơn, Hải Phòng đã có công lập nên xã Trà Cổ. Đình Trà Cổ hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị như đỉnh hương đồng, hạc cưỡi đầu rùa, long ngai và các sắc phong.
7.    Chùa Nam Thọ thuộc xã  Nam Thọ, phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái là một công trình tôn giáo vào loại lớn và có thể xây dựng vào thế kỷ 16. Hiện nay, chùa còn lưu giữ được cả một hệ thống tượng phật quí giá được chạm trổ một cách công phu tỉ mỉ, thể hiện qua các thời kỳ khác nhau đều mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.
8.      Khu di tích tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đồn Pò Hèn thuộc địa phận thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái. Công trình đài tưởng niệm cao 16 mét, bên trong có đặt một tấm bia làm bằng đá xanh nguyên khối khắc tên 86 liệt sỹ là bộ đội biên phòng Đồn 209 Pò Hèn, nhân viên thương nghiệp và công nhân lâm trường Hải Sơn.
9.    Cầu Ka Long cây cầu được coi như biểu tượng lịch sử của thành phố Móng Cái, là cây cầu được xây hoàn toàn bằng đá nối liền 2 bờ trung tâm thành phố Móng Cái. Trên thân cầu còn có dòng chữ “Tình hữu nghị Việt Trung đời đời bền vững”.
10. Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tại Móng Cái là công trình khang trang trên khuôn viên số 1, công viên Ka Long, bên cạnh dòng sông Ka Long. Công trình được khánh thành đúng dịp kỷ niệm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3-2-2014. Nơi đây vừa là một di tích lịch sử đồng thời vừa là một trong những điểm tham quan du lịch của TP Móng Cái.  
11. Nhà thờ Trà Cổ thuộc phường Trà Cổ, Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nhà thờ được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 19 và được trùng tu lại năm 1995. Nhà thờ có hàng trăm bức phù điêu và một quả chuông 80 năm tuổi. Đây là nơi để ngư dân vùng biển đến làm lễ vào những ngày chủ nhật hay ngày lễ, cầu mong cho những chiếc thuyền ra khơi luôn bình an trở về.
12. Chùa Xuân Lan còn có tên gọi khác là chùa Đá, tên chữ là Linh Quang cổ tự, tọa lạc tại thôn Trung, xã Hải Xuân. Theo các cụ già trong làng kể lại thì chùa được xây dựng trên trán con rồng và mắt rồng là ao trước cửa chùa. Dòng sông Ka Long bắt nguồn từ Trung Quốc chảy thẳng vào cửa chùa rồi ngưng lại uốn khúc ở đó để tụ lại nguồn khí thiêng nơi địa đầu Tổ quốc.

III. ĐÔNG HƯNG TRUNG QUỐC
        Để có thể sang Đông Hưng – một thị xã sầm uất của tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc, bạn cần phải có Giấy thông hành. Bạn có thể hỏi thăm người dân một số nơi làm dịch vụ hoặc trực tiếp đến làm tại Phòng Xuất nhập cảnh – Công an tỉnh Quảng Ninh với mức phí quy định là 200k đối với người có hộ khẩu Quảng Ninh và 250k đối với người có hộ khẩu ngoài tỉnh. Với kinh nghiệm du lịch Móng Cái bạn phải chú ý làm từ chiều hôm trước để 10h ngày hôm sau có thể lấy được Giấy thông hành. Sau khi có giấy vẫn phải mua vé dịch vụ 5k/lần/người (ở phía bên trái cửa khẩu) và bạn nhớ phải cầm theo chứng minh thư nhé. Nhân viên ở cửa khẩu sẽ chỉ dẫn thủ tục cho bạn.
Sổ thông hành
Ăn trưa ở Đông Hưng bạn có thể thưởng thức những món nổi tiếng của Trung Quốc như vịt quay Bắc Kinh, đậu phụ cay tê… và đặc biệt không thể thiếu món ăn quen thuộc là khâu nhục. Sau đó bạn có thể đến các khu chợ để tham quan và mua sắm.
Kết quả hình ảnh cho Đông Hưng

Buổi chiều trên đường về Móng Cái bạn nên ghé qua Mũi Ngọc, rồi thuê cano ra đảo Vĩnh Thực. Chú ý là cano chỉ chạy từ 6h30 tới 10h30 sáng và buổi chiều từ 12h30 đến 16h30 nên hãy căn thời gian nhé. Sau khi lên đảo, bạn thuê xe đi tham quan hải đăng Vĩnh Thực, cảng Vạn Gia và chụp những tấm hình kỷ niệm thật đẹp. Ăn tối xong khoảng 20h – 21h ra bến xe và bắt xe trở lại Hà Nội.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHƯỢT LÊN ĐỈNH tư vấn lịch trình khám phá trong những ngày cuối tuần:
Nếu bạn mua được tấm vé giá rẻ khứ hồi của các hãng hàng không thì việc đi lại viếng thăm, trải nghiệm các địa điạ điểm trên chỉ tầm hơn 1triệu đồng/1 người...nếu xuất phát từ HCM đi từ tối thứ 6- tối chủ nhật. Nếu chọn 1 trong 2 cung dưới.
1.      Khi ra khỏi sân bay nội bài, đón xe bus số 7 đi tới trạm thu phí BẮC THĂNG LONG -NỘI BÀI. Đón xe giường nằm Kalong đi về Móng Cái (Nên đi chuyến đêm để tiết kiệm tiền nhà nghĩ và thời gian). Giá tầm 230K
2.   Sáng sớm Tới Móng Cái có thể làm sổ thông hành qua ĐÔNG HƯNG (TQ) giá 300K (rất nhiều chỗ làm). Qua bên đó tốn thêm 10 tệ đóng phí. Đón xe bus 1 tệ đi vòng tham quan thành phố, mua sắm...
3.      Đầu giờ chiều về lại Móng Cái, đi xe bus đến Trà Cổ khám phá, chụp hình ở cột mốc số 0, có thể đi ra điểm địa đầu tổ quốc...
4.      Chiều tối đón xe khách về thành Phố VHLong, khoảng >100K.
Về đến VHL khoảng hơn 4 tiếng. Thuê nhà nghĩ Thúy Mi (Ngõ 02 Cao Xanh 85K/1pax)...Gần chợ HL 2,khu Hòn Gai rất tiện đường và ăn uống đặc sản... 
Ăn xôi chả mực, bánh cuốn chả mực...Tối đi bộ lên cầu Bãi Cháy chụp hình về đêm...Đi bộ hơi xa nhưng không sao...
5.    Sáng ra bến xe bus trước chợ Hạ Long 2, đón xe BUS số 3 giá 10K đi đến bến tàu du lịch tham quan Vịnh. Mua vé 4 tiếng(80K) hay 6 tiếng tùy theo mỗi người...Mua vé tàu 100K/1pax...Vi vu tham quan Vịnh trong thời gian 4-6 tiếng. Sau đó về lại bến tàu, đi dọc đường biển, tắm biển...
6.    Đầu h chiều, đi xe bus về lại chợ HL2...đón xe Kumho Việt Thanh 100K về lại Hà Nội, đến trạm thu phí Thăng Long_nội Bài, đón xe bus số 7 vào lại sân bay...
Đón máy bay về lại HCM.


(Cavicu TH)



Thursday, December 22, 2016

ĐƯỜNG VỀ ĐỈNH THIÊNG YÊN TỬ

ĐƯỜNG VỀ ĐỈNH THIÊNG YÊN TỬ
      Yên Tử vốn được gọi như ” Đất tổ của phật giáo Việt Nam”. Không chỉ nổi tiếng là một vùng đất linh thiêng,Yên Tử còn là một danh thắng đẹp được các du khách trong và ngoài nước yêu thích. Cách Hà Nội khoảng 130 km, khu di tích vầ danh thắng Yên Tử hàng năm vẫn thu hút hàng triệu lượt khách tới tham quan, lễ Phật.


Núi Yên Tử cao 1.068 m so với mực nước biển trong dãy núi Đông Triều, vùng đông bắc Việt Nam, nằm ở ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6.000 m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng nghìn bậc đá, đường rừng núi... Tuy hai tuyến cáp treo đã đi vào sử dụng, phục vụ du khách tham quan và đi lễ chùa, nhiều người vẫn muốn thử thách mình bằng hành trình leo bộ. 
I.  Điểm tham quan ở Yên Tử
- Chùa Trình/ đền Trình: nơi ghé vào trước khi lên Yên Tử
Đền bên ngoài
- Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Giống như trường đại học, đây không phải nơi thờ cúng nhưng bạn có thể ghé vào tham quan trước khi leo núi.
- Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan: nơi thờ các cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông. Vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn.
Suối giải oan

Cầu giải oan
- Tháp Huệ Quang: nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần tại Nam Định.
- Chùa Hoa Yên: chùa trung tâm, lớn nhất khu di tích Yên Tử. Khi xưa chùa Hoa Yên là nơi Phật Hoàng giảng đạo.
Chùa
- Chùa Một Mái: nơi thờ Phật Quán Thế Âm, ở đây có khe nước uống rất mát.

Chùa 1 mái
- Chùa Bảo Sái: nơi Phật Hoàng nhập niết bàn
- Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sỹ
- An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng Phật Hoàng bằng đồng rất lớn.

- Chùa Đồng: ngôi chùa cao nhất đỉnh núi


Đỉnh

Bên ngoài chùa

 
Chùa Đồng

Chuông

II. Đường đến Yên Tử:
      Muốn đến Yên Tử, bạn có thể lên bất cứ xe khách nào từ Hà Nội về Quảng Ninh ( Tất nhiên trừ những xe lại đi qua đường Hải phòng. Nếu đi từ Hải Phòng bạn sẽ đi đường qua thị trấn Núi Đèo, vào đường 10 rồi đi tiếp đến Uông Bí, khi đến gã 3 gặp đường 18 thì rẽ trái khoảng 2 km là tới đoạn rẽ vào Yên Tử). Đến Uông Bí, bạn báo lái xe cho mình xuống Dốc đỏ hoặc xuống chùa Trình Yên Tử hoặc Ban quản lý di tích Yên Tử (cùng một chỗ). Đến đó có rất nhiều xe taxi hoặc xe ôm, bạn hãy báo họ cho mình vào Yên Tử ( Khoảng cách từ đó vào đến chân núi gần 12 km). Xe ôm rẻ nhất cũng phải 50.000đ còn taxi thì khoảng 120.000đ.
      Riêng mùa lễ hội từ 10/1 đến hết tháng 3 âm lịch có xe buýt ( Nhưng rất đông và chen chúc). Đến bãi đỗ xe dưới chân Yên Tử nếu không muốn đi bộ tới ga Cáp treo thì bạn có thể đi xe điện, Giá 10.000/ người. Còn nếu bạn đi bộ cũng không xa lắm chỉ khoảng 500m
III. Chinh Phục YênTử:
A. Nếu bạn leo bộ:
      Tính từ bãi đỗ xe dưới chân núi hành trình leo bộ của bạn như sau: Từ bãi đỗ xe bạn đi thẳng khoảng 300 m bạn sẽ đến suối Giải Oan, con suối linh thiêng tại Yên Tử,  nơi xưa kia hàng trăm cung tần mỹ nữ đã trẫm mình tại đây tỏ lòng trung với Vua Trần Nhân Tông khi ngài lên Yên Tử tu hành. Đến suối, ở bên trái có một Đàn Tràng( theo cách gọi của những người dân nơi đây), bạn nhớ thắp nén hương cho Các Cung tần mỹ nữ xưa kia trước khi lên Chùa Giải Oan. Sau khi lên chùa Giải Oan, bạn sẽ tiếp tục leo qua đường Tùng cổ hơn 700 năm tuổi. Bạn nhớ tránh những rễ Tùng xù xì  dọc đường để góp phần bảo tồn hàng Tùng cổ nhé. Tiếp tục leo dốc lên đến Tháp tổ. Tháp Tổ là tháp trung tâm của vườn tháp Huệ Quang, nơi đây chân giữ xá lợi của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Nếu có thời gian bạn nên thắp cho mỗi ngôi tháp 1 nén hương . Sau đó bạn tiếp tục qua dốc Dây Diều đến chùa Hoa Yên, ngôi chùa chính của Yên Tử, nơi ngày xưa Phật Hoàng tu hành và giảng đạo. Lưu ý bạn nên dành thời gian về phía sau của chùa, là nhà thờ tổ để thắp hương 3 vị tam tổ Trúc Lâm là : Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Tiếp tục hành trình về hướng tay phải bạn sẽ gặp chùa Một Mái ở phía trên. Tiếp theo bạn đi theo đường chính khoảng vài chục m thì có đường leo tiếp đến chùa Bảo Sái. Leo tiếp qua khu dịch vụ của người dân ở đây, bạn hãy dùng lại thắp hương tại tượng đá An kỳ Sinh ( một vị đạo sỹ nổi tiếng dưới thời Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc, từng qua đỉnh Yên Tử tìm cây thuốc để luyện linh đan trường sinh bất lão rồi hóa đá.). Ngay sau đó bạn đã tới Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông nơi đặt pho tượng Phật Hoàng nặng 138 tấn mới khánh thành ngày 3/12/2013. Đi khoảng 300m nữa thì tới chùa Đồng.
Leo bậc thang

Cây trong sương mù

Bảng hướng dẫn

Lối lên

Rừng thông

Lối rừng trúc

Bậc thang cao
      Đoạn đường này xin lưu ý các bạn một chút: Đường lên chùa Đồng đoạn đường naỳ dốc đá rất cheo leo, nhưng nếu bạn đi con đường bên phải ( ngay sau tượng Phật Hoàng lên thì đi rất dễđi vì rất  thoải, bậc đá thấp. Tuy có dài hơn một chút nhưng rất dễ đi và an toàn đặc biệt đối với người lớn tuổi hoặc người ít leo trèo). Thắp hương xong bạn sẽ tiếp tục cuộc hành trình xuống núi, (nếu bạn muốn ghi công đức tại chùa Đồng thì có thể ra ngay nhà nhỏ phía  bên phải chùa (tính từ trên nhìn xuống). Bạn nhớ đi hướng tay phải xuống để qua chùa Vân Tiêu và tiếp tục hành trình xuống chân núi Yên Tử.
*Thời gian: Thông thường bạn phải mất từ 6 đến 8 giờ để hoàn thành cuộc hành trình vì còn phụ thuộc vào sức khỏe và thời gian dừng thắp hương hoặc thời gian bạn đi (mùa lễ hội rất đông nên bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn)
B. Nếu đi cáp treo:
*Hành trình đi cáp treo như sau: Đến bãi đỗ xe bạn đi thẳng qua cầu Giải Oan, lên chùa Giải Oan. Thắp hương xong bạn  không leo lên núi mà đi xuống theo con đường bên phải chùa ( Tính từ trên nhìn xuống) để đến ga 1Cáp treo. Nếu bạn vội không thể qua Chùa Giải Oan thì sau khi gửi xe bạn không đi thẳng mà rẽ trái luôn để vào nhà ga 1 Cáp treo. Lên đến ga 2, bạn đi hướng tay phải để qua Tháp Tổ rồi lên Chùa Hoa Yên. Sau đó bạn đi và phía tay phải để lên ga 3 Cáp treo. Trên đường đi bạn thấy chùa Một Mái ở phía trên, bạn lên thắp hương rồi tiếp tục đi xuống Ga 3 để cáp treo đưa bạn lên ga 4. Bạn đi khoảng 200m đến tượng An kỳ Sinh rồi đến Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông.Tiếp tục hành trình lên chùa Đồng và xuống núi. Như vậy đi bằng cáp treo bạn sẽ không vào được chùa Bảo Sái và chùa Vân Tiêu.
*Thời gian: hành trình đi bằng cáp treo sẽ mất khoảng 4 giờ.
Cáp trong mây
Giá vé cáp treo Yên Tử
Nếu đi cáp treo bạn nên mua trọn 2 tuyến, đi cáp treo chỉ lên đến tượng An Kỳ Sinh vẫn phải leo bộ một đoạn khoảng 200 m đường mòn. Cách mà nhiều người đi nhất là leo bộ lên chùa Đồng rồi mua cáp treo 1 chiều xuống, không nên mua cáp treo giữa đường vì giá đắt.
Tuyến 1 (Giải Oan – Hoa Yên): Một chiều 120.000 đồng/ người – Khứ hồi 200.000 đồng/ người
Tuyến 2 (Một Mái – An Kỳ Sinh): Một chiều 120.000 đồng/ người – Khứ hồi 200.000 đồng/ người
Cả 2 tuyến: Một chiều 120.000 đồng/ tuyến/ người – Khứ hồi: 280.000/ người
Lưu ý: Miễn phí vé cho trẻ em dưới 6 tuổi (cao dưới 1m2), người già trên 70 tuổi (mang theo giấy tờ tùy thân), tăng ni, thương binh (xuất trình thẻ).
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

IV. LỊCH TRÌNH TƯ VẤN KHÁM PHÁ YÊN TỬ TRONG NGÀY.
1. Khởi hành từ Hà Nội
Sáng sớm cũng bắt xe (90K) Đức Phúc, Phúc Xuyên, Việt Thanh... từ bến xe trung tâm hoặc Trạm thu phí sân bay Nội Bài đi Vịnh Hạ Long, nhưng đến thị xã Uông bí, gần ngã 3 nói nhà xe cho xuống ngã 3 đi YÊN TỬ. 
Bảng hướng dẫn

Ngã 3 đi vào Yên Tử
-Ngắm nghía chụp hình ở chùa lớn trước ngã 3...
Thuê xe ôm (50K) anh Dũng chạy tới chân núi Yên Tử...Có thể gửi đồ gần đó (20K).Nhớ mang theo đồ ăn.
Bãi đậu xe

Phòng bán vé cáp treo

-Treking khoảng 4-6 tiếng là đến đỉnh chùa đồng...
Không leo nổi thì đi Cáp 250K/khứ hồi 4 chặng thì phải...
- Chiều đi xuống khoảng 2 tiếng, gọi xe ôm chở ra ngã 4 Yên tử (50K) 14km.

Nếu đi về trong ngày thì đón xe về lại Hà Nội. Còn không tiếp tục: 
- Đón tiếp xe bus 15K (Đức Phúc) đi Hòn Gai...đến chợ Hạ Long 2...Ăn uống ngủ nghỉ.
Vài dòng chia sẽ

***NOTE: Nếu có thêm thời gian thì nên kết hợp đi VỊNH HẠ LONG- MÓNG CÁI



(Cavicu TH)

ĐI BỤI TAM ĐẢO VĨNH PHÚC


TAM ĐẢO VĨNH PHÚC 


I. GIỚI THIỆU:
       Nằm ở phía Bắc huyện Tam Đảo, khu du lịch Tam Đảo được bao bọc bởi rừng nguyên sinh Quốc gia Tam Đảo, có khí hậu trong sạch, mát mẻ, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 18°C. Là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái… Từ lâu Tam Đảo đã là khu nghỉ mát nổi tiếng trong nước, mỗi năm đón hàng trăm ngàn lượt khách trong nước và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứuThị trấn Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo có tổng diện tích tự nhiên là 214,85ha. Dân số là 693 nhân khẩu với 259 hộ chia làm 02 thôn: Thôn 1 và thôn 2;  Khu du lịch Tam Đảo nằm chủ yếu tại thôn 1 và 1 phần của thôn 2.…
Thị trấn Tam Đảo nhìn từ nhà thờ


Khu du lịch Tam Ðảo được người Pháp phát hiện và xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19. Ðến năm 1940, Tam Ðảo đã là một “đô thị” trên núi cao với 145 tòa nhà, biệt thự cao cấp, lộng lẫy; trong số này có tới 60 biệt thự với kiến trúc theo nhiều kiểu cách khác nhau. Nay những tòa biệt thự ngày xưa chỉ còn là phế tích trong hoang tàn, đổ nát, trơ ra những móng, tường, công trình ngầm nằm lẫn với cỏ cây, rêu phong, nắng mưa…
II. THỜI TIẾT:
Tam Đảo có phong cảnh núi non hùng vĩ, bao quát cả một vùng đồng bằng Bắc bộ rộng lớn. Khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình là 18°C – 25°C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ tại các tỉnh đồng bằng thường oi bức từ khoảng 27°C – 38°C thì Tam Đảo là nơi nghỉ mát lý tưởng với sự luân chuyển rõ rệt 4 mùa trong một ngày. Buổi sáng se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối lạnh giá của mùa đông. Tiết trời ở Tam Đảo thoáng mát quanh năm, được sánh ngang với Sa Pa và Đà Lạt, với khung cảnh thiên nhiên vô cùng thơ mộng và hùng vĩ. Những ngôi nhà huyền ảo trong sương khói và mây cùng với không khí trong lành, Tam Đảo thực sự trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng.
Sương mù giăng lối
III. ĐI LẠI:
Tam Đảo cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 85km (thời gian di chuyển khoảng 2 giờ đồng hồ) nên việc di chuyển tới Tam Đảo rất thuận lợi, bạn có thể đi bằng ô tô, xe bus hoặc xe máy, taxi… 
Đa phần các bạn trẻ đều thích phượt Tam Đảo bằng xe máy vì quãng đường khá ngắn và đi lại rất thuận lợi. Từ Hà Nội đi theo đường Phạm Hùng, đi thẳng tới thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc sau đó rẽ vào đường 28 đi tiếp 25km nữa là tới Tam Đảo.
Đối với nhiều bạn thích đi bằng xe bus vừa an toàn lại, tiết kiệm chi phí (đa phần là các bạn sinh viên). Các bạn đi xe 58 (tuyến Long Biên – Mê Linh) tại trung chuyển Long Biên, rồi từ Mê Linh plaza rồi bắt xe 01 tới thị xã Vĩnh Phúc, sau đó đi xe bus 07 Vĩnh Yên – Tam Đảo.
Hoặc đi xe khách Hà Nội đi Vĩnh Yên ở bến xe Mỹ Đình, tới Vĩnh Yên các bạn xuống ở lỗi rẽ ra Tam Đảo, rồi bắt taxi hoặc xe ôm tới Tam Đảo. Ngoài ra, các bạn có thể đi tàu từ Hà Nội – Lào Cai xuống ga tàu ở Vĩnh Yên, rồi bắt xe bus 07 xuống ngã rẽ Tam Đảo – Tây Thiên bắt taxi hoặc xe ôm tới đỉnh Tam Đảo.
Đối với các bạn ở miền Trung và miền Nam muốn di chuyển tới Tam Đảo có thể đi bằng xe khách, tàu hỏa hoặc máy bay tới Hà Nội, rồi di chuyển tới Tam Đảo – Vĩnh Phúc theo lộ trình trên.
Đường lối quanh co

IV. LỊCH TRÌNH TƯ VẤN:
Xuất phát từ sân bay Nội Bài dành cho các bạn từ HCM.
Với phương tiện là Bus
Từ sân bay nội bài phía bên phải nhà ga đi bộ 300m đến sân đỗ P2
1. Đón Bus 07 (7000đ) đến ngã 4 Kim Anh đi Vĩnh Yên
2. Qua bên kia đường tới trạm Bus đón chuyến VP 01 màu xanh vàng đi Vĩnh Yên.(10.000đ) Vĩnh Phúc
3. Tới bến xe Vĩnh Yên đón xe Bus 07 đi Tam Đảo (5.000đ). Hoặc thuê xe máy chị Gấm 01686554959 số 6 Đội cấn, Vĩnh Yên.
4. Tới chân núi Tam Đảo xuống, hoặc tới Bảo hiểm xã hội huyện Tam Đảo. Bắt xe ôm (50-70)/ng. Hoặc taxi (200k) đi đông chia ra cực rẻ Taxi Hưng Thịnh. Đến thị trấn tam đảo. 
Nhớ bảo thả xuống Đường lên Chùa bà chúa hoặc Đường lên cột truyền hình...đi từ cao xuống sẽ đỡ mệt.
Trạm dừng xe Bus trước cơ quan
 5. Treking lên chùa thắp nhang. thẳng tiến 1400 bậc thang lên tháp truyền hình...Nếu mang theo liều thì có thể ngủ đêm rất tuyệt vời...
Đường lên chùa Vàng


Cổng chùa vàng

Hoa viên bên trong
- Tiếp tục di chuyển lên tháp Truyền Hình
Đường lên tháp

Tháp trong mây
6. Đi bộ xuống chợ Tam Đảo từ bậc thang đi xuống trước KS ...Xanh.
Khách sạn nổi tiếng của Tam Đảo

7. Vào chợ ăn với món heo rừng, gà đồi nướng...giá cả cũng hợp lý.
Những quán ăn dọc đường

Đặc sản lợn đồi và su su
8. Đi bộ xuống Thác Bạc vào cổng miễn phí,,,sát bên có khách sạn Mela có hồ bơi nhìn xuống cả thị trấn Tam Đảo.
Cổng xuống Thác Bạc

Thác Bạc
9. Quay ngược về nhà thờ đá, chụp choẹt...free
Nhà thờ nhìn từ trên cao

View kinh điển
Tạo dáng
10. Xuống đường rẽ phải với hướng nhà thờ lên Cổng Trời...
Đoạn đi lên Cổng trời
11. Đón xe về lại Hà Nội theo cách trên.
Hoặc về khám phá thêm Bắc Giang
Tới trạm thu phí Bắc Thăng Long Nội Bài qua bên kia đường đón xe đi Bắc Giang.(50k).
12. Thuê xe máy khám phá BẮc Giang...

***Note: Bạn có thể kết hợp trước khi lên Tam Đảo ghé thăm Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên. Đây là một thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử nằm tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, cách Hà Nội khoảng 85 km về phía tây. Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng ngay bên cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự (Chùa Tây Thiên, Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, Đền Cô, Đền Cậu, Đền Thõng, Thác Bạc). Thiền viện Tây Thiên là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu và đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác.
Kết quả hình ảnh cho Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên
ST




(Cavicu)