Thursday, November 17, 2016

KỲ 1: KHÁM PHÁ ĐẢO NAM DU

KHÁM PHÁ ĐẢO NAM DU

         Quần đảo Nam Du, thuộc huyện Kiên Hải có 21 hòn/đảo lớn nhỏ, thuộc hai xã An Sơn và Nam Du, diện tích khoảng 1.054 ha, trong đó có 11 hòn, đảo có cư dân sinh sống, đa số sống bằng nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Sức hấp dẫn của biển đảo và nét thơ mộng, trữ tình của non xanh, nước biếc nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng của rất nhiều du khách. Trên nền xanh thẫm của biển cả bao la, quần đảo Nam Du hiện lên với vẻ đẹp hoang sơ mà trữ tình, mộc mạc mà quyến rũ đến nao lòng. Những bãi cát trắng phơi mình trong nắng sớm, những con sóng vỗ nhẹ tràn bờ là những hình ảnh tuyệt đẹp mà bạn có thể bắt gặp mỗi buổi sáng nơi đây. Khung cảnh Nam Du buổi sớm có gì đó như tinh khôi và thanh mát một cách tuyệt đối khiến bất cứ ai tới đây cũng phải ngỡ ngàng, cảm thán.
Nam du nhìn từ Hải Đăng
Thời điểm đẹp nhất để du lịch đảo Nam Du là từ tháng 12 đến tháng 3, vào khoảng thời gian này biển khá êm và trong xanh, do vậy những bạn bị say sóng cũng sẽ giảm được nhiều khó chịu khi di chuyển bằng tàu.
Các vùng biển của Kiên Giang không chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng lượng mưa do bão gây ra chiếm tỉ trọng khá lớn, mùa mưa tại đây thường bắt đầu từ tháng 4 – 11 hàng năm.
Phương tiện di chuyển từ Sài Gòn đi Nam Du
Để ra quần đảo Nam Du, bạn cần phải xuống thành phố Rạch Giá – Kiên Giang. Phương tiện di chuyển dễ nhất là xe đò xuất phát từ bến xe miền Tây, giá khoảng 150.000 – 170.000 đồng một vé. Bạn nên đi chuyến 23h để tới Rạch Giá lúc 6h sáng hôm sau. Để tiếp tục hành trình tới Nam Du, bạn đi bằng tàu cao tốc, giá vé khứ hồi khoảng 440.000 đồng một người. Nếu biển động từ cấp 6 trở lên thì tàu không hoạt động.
Tàu di chuyển từ Rạch Giá đi Nam Du
Ngọc Thành (Tàu cao tốc): Lịch trình: Rạch Giá – Nam Du. Giờ xuất bến: Rạch Giá lúc 8h15 và Nam Du lúc 12h15. Thời gian di chuyến: 2 tiếng
Hồ Hải (Tàu thường)
Lịch trình: Rạch Giá – Nam Du. Giờ xuất bến: Rạch Giá lúc 9h và Nam Du lúc 10h. Thời gian di chuyển: 5 tiếng. Điện thoại: 077 3863019. Nếu bạn đón tàu chuyến 8h15 thì tầm khoảng 11h tàu sẽ cập bến Hòn Lớn thuộc quần đảo Nam Du.
Superdong: Lịch trình: Rạch Giá – Nam Du, Giờ xuất bến Rạch Giá lúc 7h20 và Nam Du lúc 10h15, Thời gian di chuyển: 2 tiếng,  Điện thoại: 0919664660
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thành viên đoàn chúng tôi
LỊCH TRÌNH THAM KHẢO
NGÀY 00: Sài Gòn - Rạch Giá
Tối: Đón Xe đêm đi Tp. Rạch Giá. Ngủ đêm trên xe .

Ngày 01: Rạch Giá – Khám Phá Quần Đảo Nam Du
Đến cảng Rạch Giá tự do ăn sáng, uống café, đi tham quan Tàu Cổ, Đền Nguyễn Trung Trực.
- 07h30 lên tàu cao tốc đi Quần Đảo Nam Du. Sau gần 3 tiếng trên biển tàu cập đến bến Hòn Củ Tron (Đảo Lớn). đi ăn trưa và nghỉ ngơi.
- 11h dùng cơm chưa, nghĩ ngơi tí sau đó chuẩn bị lên thuyền.
- 1h  được khám phá San Hô 2 bờ đập, san hô ở Hòn Mấu, bãi trước Hòn Dầu ngắm mặt trời lặn, chụp hình với Cây Dừa Huyền Thoại, bắt nhum, sò mai, các loại ốc,câu cá nướng trên thuyền Với những bãi biển cát trắng, nước trong xanh tuyệt đẹp.
- 4h khám phá hòn ngang thuộc xã NAM DU và dùng cơm chiều tại đây.
- 6h quay về Hòn Dầu, nhận lều, tắm rửa. được trải nghiệm cách làm Nhum để chuẩn bị cho món Nhum nướng mỡ hành.
- 7h Thưởng thức tiệc BBQ nướng tại Bãi cắm trại với các món hải sản:mực tươi nướng mọi,xò quạt nướng mở hành,cá xương xanh nướng cuống bánh tráng,nhum nướng mờ hành cùng chương trình đốt lửa trại giao lưu ca hát, sinh hoạt bên ánh lửa hồng.
11h/ Nghỉ đêm trên đảo. sẽ được trải nghiệm cảm giác ngủ trên bãi biển trong những chiếc lều, túi ngủ du lịch đầy thú vị. có thể ngắm bầu trời đêm đầy sao, và lắng nghe tiếng sóng biển rì rào ngay bên cạnh mình.
Cắm lều ngủ trên đảo
NGÀY 02: Nam Du thiên nhiên đầy kì thú
6h dậy sẽ được ngắm bình minh tuyệt đẹp ngay từ bãi cắm trại của đoàn. Sau đó trải nghiệm tắm biển sáng rất tốt cho sức khỏe.
Bãi biển
Sáng: Dùng điểm tâm sáng mỳ hải sản,cháo nhum, café sáng, tận hưởng không khí trong lành của vùng biển đảo hoang sơ.
8h00: Tạm biệt Hòn Dầu lên tàu đi về lại Hòn Củ Tron. Ở đây sẽ lên Hải Đăng – Điểm Cao Nhất có thể ngắm nhìn toàn bộ Quần Đảo Nam Du,các bãi biển đẹp ở AN SƠN 10h30:tập trung ăn cơm trưa
11h30: tập trung lên tàu cao tốc về lại Rạch Giá. Kết thúc chương trình. 
Các bãi biển đẹp bắt buộc nên ghé: BÃI MẾN, BÃI NGỰ...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Một số hình ảnh: 

Bãi ngự

Bãi đất đỏ
Cây dừa huyền thoại ở bãi Cây mến

Bãi mến
Hải đăng Nam du
Cây đa huyền thoại

Những điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Nam Du

Hòn Lớn Vốn là một vịnh tuyệt đẹp với diện tích nằm gọn trong vịnh Thái Lan. Đây được xem là bãi biển đẹp nhất trong quần đảo Nam Du. Những hàng dừa xanh nghiêng bóng, tuổi thọ có cây lên tới 70 – 80 năm. Đến đây, bạn có thể lặn bắt mực cá hoặc ngắm san hô đủ màu sắc. Bãi Cây Mến vắng người, nên bạn có thể tha hồ chơi đùa, tắm thỏa thích. Nước biển trong vắt và mát lạnh. Thêm nữa, bạn cũng có thể bắt ốc ở bãi đá dọc bãi tắm.
Bãi Ngự Bãi Ngự nằm ở phía tây Củ Tron. Tương truyền trên đường qua Xiêm, vua Gia Long đã dừng lại đây nên khu vực này có tên là bãi Ngự. Mùa khô, bãi này vẫn đầy đủ nước ngọt trong khi các khu vực khác thiếu nước trầm trọng. Tại đây, vẫn còn một cái giếng luôn đầy nước. Người dân địa phương cho rằng giếng được đào khi vua đặt chân đến đây nên được đặt tên là giếng Vua.
Bãi Chệt Theo dân gian truyền lại vào thế kỷ 16 trên đường ra Phú Quốc buôn bán, giữa đoàn tàu Hà Lan và người Trung Quốc đã xảy ra một trận ác chiến, mấy hôm sau có hàng trăm xác người Trung Quốc tấp vào bãi này, từ đó người dân gọi là Bãi Chệt.
Hải đăng Nam Du Hải đăng Nam Du nằm trên đỉnh Hòn Lớn (Củ Tron) thuộc xã An Sơn. Đây được xem là ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam nhờ nằm ở định đồi cao hơn 300 mét so với mực nước biển.
Hòn Dầu Giống với Hòn Lớn, bãi biển vẫn xanh ngắt và hàng dừa rì rào bên bờ. Hòn Dầu tương đối lớn so với các đảo khác, rừng nguyên sinh chiếm khoảng 90% diện tích. Gần bờ có rất nhiều rặng san hô đang phát triển, không đẹp như vùng nước sâu khác nhưng nước biển trong vắt và rất sạch. Một số cây dừa ngả mình hướng ra biển thoai thoải, bạn có thể nằm lên đó và đánh một giấc trưa giữa cơn gió mát rượi.
Hòn Nồm Là một trong 11 đảo có dân sinh sống, Hòn Nồm giữa hiện chỉ có duy nhất đại gia đình ông Dương Văn Sáu sinh sống. Hòn đảo được ông Vương Văn Kiều, cha ông sáu đến khai hoang và xây dựng từ năm 1960. Toàn đảo có diện tích khoảng 10 ha nhưng chỉ có 3 ha là có thể trồng trọt, phần diện tích còn lại hoàn toàn là núi đá.
Hòn Mấu Hòn Mấu rộng khoảng 200 ha với hơn 120 hộ dân nằm liền nhau vắt ngang qua phần thấp nhất của đảo. Hầu hết người dân trên đảo này đều làm nghề biển. Ðảo nhỏ nên vừa đặt chân lên tới đây, người dân trên đảo từ người già đến trẻ em đều biết bạn là người khác đến đảo này.
Trong số 21 hòn đảo của quần đảo này, tạo hóa có vẻ thiên vị khi ban phát cho hòn đảo nhỏ này những bãi biển tuyệt đẹp. Có đến năm bãi biển trên đảo. Trong đó, có hai bãi cát trắng mịn hiếm nơi nào có được là Bãi Chướng và Bãi Nam; còn lại là ba bãi đá: Bãi Bắc, bãi Ðá Ðen và bãi Ðá Trắng. Bãi Nam là mặt tiền của đảo. Bãi này hầu như yên ắng quanh năm, nên tàu bè đến giao thương đều dừng lại ở mặt này. Vì thế, cư dân ở đây cũng đông hơn. Dù vậy, bãi cũng rất sạch sẽ, cát trắng mịn và bãi Lài.
Bãi Chướng Thú vị nhất là được đắm mình trong lòng nước mát lành ở Bãi Chướng. Bãi như một cái vịnh trông như một hồ nước khổng lồ bao bọc chung quanh là những hàng dừa có trên một đời tuổi người. Bãi cát chạy dài, nước có màu xanh lam trong vắt. Ra xa hàng chục mét vẫn còn thấy đáy.
Cạnh đó là hai bãi đá không chê vào đâu được. Bãi Ðá Ðen có nhiều loại đá đẹp. Phần lớn là đá có màu đen bóng nên người dân lấy đó làm tên đặt. Ðá ở bãi này muôn hình vạn trạng, nhiều màu sắc. Khi mặt trời soi xuống, đá dưới biển lấp lánh nhiều màu sắc bắt mắt. Có những viên hoa văn rất lạ. Vân đá ngoằn ngoèo xanh, đỏ như vân cẩm thạch. Từ bãi Ðá Ðen đi bộ chừng 15 phút là đến bãi Ðá Trắng. Toàn bãi chỉ duy nhất một màu trắng của đá. Những viên đá nhỏ bằng ngón tay đến bằng bàn tay nằm dọc theo bãi biển. Bãi này hầu như không có cát, chỉ có đá trắng. Ai đến hai bãi đá cũng cầm về vài hòn đá như một món quà của biển khơi.
Hòn Ngang Hòn Ngang có bến cảng êm sóng nhất Nam Du nên thu hút hàng ngàn tàu thuyền, ghe xuồng và những lồng bè nuôi cá. Từ Hòn Lớn qua Hòn Ngang mất 30 phút đi đò, mỗi ngày có hai chuyến xuất bến lúc 7h và 15h hàng ngày.
Hòn Ngang là trung tâm xã Nam Du. Bến tàu Hòn Ngang có hàng ngàn tàu thuyền ghe xuồng và gần 60 lồng bè nuôi cá neo đậu không theo một trật tự nào. Bờ cảng là dãy nhà sàn trên cọc tre và bêtông san sát nhau chạy dài 2km. Chỉ có một con đường nhỏ chừng 1,5m, không có bất cứ loại phương tiện giao thông nào.
Hòn Hai Bờ Đập Là địa điểm thường được dân du lịch lựa chọn để làm nơi tập trung cắm trại và dựng lều nghỉ đêm. Đây là địa điểm khá phù hợp để bạn lặn ngắm san hô, bắt nhum (cầu gai), câu cá, bơi lội.
Hòn Sơn (Hòn Sơn Rái, Lại Sơn) Nằm giữa Hòn Tre và quần đảo Nam Du, cách đất liền khoảng 60km, trên nền xanh thẳm của đại dương, Hòn Sơn (hòn Sơn Rái) hiện lên như một quả núi khổng lồ. Từ năm 1983, hòn đảo duyên dáng này được mang tên là Lại Sơn, một trong 4 xã đảo thuộc huyện Kiên Hải (Kiên Giang) diện tích 11,5 km2 với hơn 2.000 hộ sinh sống. Đến Hòn Sơn, du khách mới thấy hết cảnh sắc nên thơ, sự kết hợp hài hòa giữa biển – đảo với những giá trị nhân văn gắn liền với lịch sử, văn hóa của vùng đất nơi trập trùng sóng nước.Vào những ngày trời đẹp, mây quang đãng, nhìn từ xa Hòn Sơn như một viên ngọc lấp lánh với 7 đỉnh nhấp nhô trên sóng nước. Càng đến gần, màu xanh trên đảo càng cuốn hút bởi quanh đảo được bao phủ bằng những rặng dừa xanh ngút ngàn, cảnh sắc êm đềm, thơ mộng. Dọc theo bờ biển là làng chài, tàu ghe tấp nập, không khí vô cùng nhộn nhịp.
Đứng từ trên bờ nhìn ra, ai cũng say mê ngắm nhìn những hòn đá to nhỏ, chồng chất lên nhau, tạo thành những dáng vẻ kỳ thú. Hấp dẫn nhất là tại bãi Thiên Tuế, gần đền Nam Hải với những tảng đá sừng sững muôn hình vạn trạng nổi lên trên những viên đá cuội, tạo cảm giác lạ lẫm.
Đồi Ma Thiên Lãnh Đa số du khách đến Hòn Sơn thích khám phá đồi Ma Thiên Lãnh, nơi còn lưu giữ nhiều huyền thoại mà mỗi người dân ở đây đều biết đến. Đó là chuyện các nàng tiên thường giáng trần nơi đỉnh núi, gọi là sân tiên. Về sau, nơi đây có nhiều cây rừng, nhiều hang động thanh tịnh nên có nhiều đạo sĩ tìm đến ẩn tu. Trên đường đến Ma Thiên Lãnh hiện còn một tượng Phật lộ thiên và nhiều vết tích của người xưa ghi lại trên đá.

(Cavicu TH)





0 comments:

Post a Comment